Yêu thích những công trình kiến trúc,ữnghànhtrìnhtuổitrẻkeo truc tuyen “địa chỉ đỏ”, thắng cảnh của tỉnh, anh Nguyễn Minh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Bình Dương cùng một nhóm bạn đã tổ chức những chuyến đạp xe khám phá các địa danh, di tích lịch sử, cách mạng. Hoạt động ý nghĩa này đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia... Hành trình “Tôi yêu Bình Dương” từ đó đã ra đời.
Các bạn trẻ đến tham quan Tượng đài chiến thắng Dầu Tiếng trong hành trình Tôi yêu Bình Dương số 12 “Dầu Tiếng - gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên”. Ảnh: K.TUYẾN
Đức chia sẻ: “Tôi muốn truyền ngọn lửa tình yêu quê hương Bình Dương bằng các hành trình ý nghĩa để các bạn trẻ cảm nhận sâu sắc ở mỗi nơi đến. Hành trình là chuỗi các chương trình giới thiệu các “địa chỉ đỏ”, địa danh nổi tiếng và cảnh đẹp của Bình Dương đến đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Các bạn đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên đang làm việc, học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận có thể tham gia hành trình này”.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và niềm yêu thích thắng cảnh quê hương, anh Đức đã xây dựng hành trình có màu sắc riêng biệt, vừa tìm hiểu, gắn bó với địa phương vừa tình nguyện vì một tình yêu quê hương. Đó là việc các bạn trẻ ghi lời kêu gọi, thông điệp bảo vệ môi trường, không xả rác tại Dầu Tiếng; cảm nhận về những khó khăn của những người sinh sống ở vùng nông thôn. Hành trình còn có các chương trình sáng tạo như: Lữ khách tôi yêu Bình Dương, thay lời muốn nói, lớp học vui nhộn, sáng tác thơ văn, hóa trang. Đặc biệt, mỗi chương trình, Ban tổ chức đều trao 2.000 quyển tập cho các em khó khăn học giỏi, vươn lên trong cuộc sống. Từ đó, hành trình “Tôi yêu Bình Dương” đã được Hội LHTN tỉnh chọn để cụ thể hóa phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” do Trung ương hội phát động. Hội LHTN tỉnh đã “đặt hàng” cho Câu lạc bộ Thư pháp tỉnh tổ chức Hành trình “Tôi yêu Bình Dương” với 25 số trong năm 2016; Đoàn Thanh niên, Hội LHTN tại địa phương đến và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác cùng phối hợp thực hiện.
Hành trình “Tôi yêu Bình Dương” đã tạo môi trường cho các bạn trẻ đến và tìm hiểu về nghề làm gốm Bình Dương, tranh sơn mài, chùa Châu Thới, Cù lao Rùa, Tượng đài nữ thanh niên xung phong Đoàn Thị Liên… Trong những chương trình, các bạn trẻ có dịp khám phá các vùng đất, những cung đường tại các “địa chỉ đỏ”, kết nối bạn bè qua hoạt động vì cộng đồng và trải nghiệm làm nông dân, thợ gốm, thợ vẽ tranh sơn mài, chiến sĩ, thanh niên xung phong,… Ngoài ra còn có hoạt động “Sống ý nghĩa, sống tích cực để trưởng thành” và giao lưu văn hóa, văn nghệ với đoàn viên, hội viên thanh niên địa phương.
Anh Đức cho biết: “Thực hiện một hành trình, Ban tổ chức đến địa phương khảo sát từ 1 đến 3 lần và hình thành ý tưởng để lên kế hoạch. Song song đó là việc truyền thông giới thiệu chương trình để tuyển tình nguyện viên và phỏng vấn tình nguyện viên. Khâu thiết kế thư mời, băng rôn, video clip cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Mỗi hành trình có từ khoảng 25 đến 60 tình nguyện viên tham gia. Các tình nguyện viên làm việc mỗi ngành nghề khác nhau, đến từ nhiều nơi nhưng đa số sống, làm việc và học tập tại Bình Dương. Các bạn di chuyển bằng xe đạp từ chương trình số 1 đến số 10; số 11, 12, 13 đi xe máy cho những chỗ xa. Ấn tượng ở số 14 “Tân Uyên - Một chiều bên em” là các bạn đi xe đạp đôi qua quãng đường dài hơn 50km. Chương trình đã trải qua 14 số, đây là một niềm tự hào của Ban tổ chức và tình nguyện viên tham gia chương trình. Tất cả đã vượt qua khó khăn cùng nhau đoàn kết, cống hiến nhiệt huyết hết mình”.
Đến nay, hành trình “Tôi yêu Bình Dương” đã có gần 500 tình nguyện viên tham gia, mang lại những bài học quý báu để các bạn trẻ thêm yêu đất và người Bình Dương. Anh Đức cho biết thêm, trong chương trình số 15 có chủ đề “Bến cát - Mong ước kỷ niệm xưa” sẽ được tổ chức vào tháng 7. Hành trình sẽ khám phá các địa điểm nổi tiếng của TX.Bến Cát, về nguồn, tham quan làng tre Phú An, di tích lịch sử địa đạo Tam giác sắt, tìm hiểu mô hình kinh tế mới. Trong số 15 này, các bạn trẻ còn được tham gia hoạt động chuyện đêm khuya - “1008 câu chuyện tuổi học trò” và giao lưu văn nghệ “Mong ước kỷ niệm xưa”.
K.TUYẾN