Phát biểu trong phiên họp 8 Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình mới đây,ộgiađìnhchínhsáchkhôngđượctrợcấpđầuthusốnhận định indonesia vs philippines ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, Thông tư liên tịch hướng dẫn mua sắm đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hỗ trợ cho người dân ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam vẫn trong quá trình thẩm định của Bộ TT&TT, sắp tới dự thảo Thông tư này sẽ được chuyển sang Bộ Tài chính để chỉnh sửa sau đó hai Bộ sẽ cùng ký ban hành.
Thông tư này là cơ sở pháp lý để Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam thực hiện triển khai mua sắm đầu thu truyền hình số mặt đất phát cho các đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo. Từ kinh nghiệm triển khai hỗ trợ đầu thu ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục xây dựng một Thông tư mới để áp dụng cho các tỉnh, thành khác từ nay đến năm 2020.
Ông Hoan cho biết, một thay đổi lớn nhất trong dự thảo là đối tượng nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số chỉ có hộ nghèo, hộ cận nghèo. Còn đối tượng hộ gia đình chính sách sẽ không được nhà nước trợ cấp đầu thu số.
Theo giải thích của ông Hoan, trước đây truyền thông vẫn đề cập đến cả đối tượng hộ gia đình chính sách cũng được nhận hỗ trợ đầu thu khi nhà nước triển khai số hóa truyền hình. Thế nhưng trong khi nghiên cứu để xây dựng thông tư, tổ xây dựng thông tư mới phát hiện chưa có văn bản nào của Chính phủ đề cập đến việc hỗ trợ đầu thu cho hộ gia đình chính sách. Mới đây nhất, trong công văn thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đồng ý cho Bộ TT&TT chi 27 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích mua đầu thu số cho Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam cũng chỉ đề cập đến hai đối tượng nhận hỗ trợ là hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, trong các văn bản của Bộ Lao động Thương binh và xã hội cũng không có quy định nào về tiêu chuẩn hộ gia đình chính sách.
“Cho nên Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích chỉ có thể chi hỗ trợ đầu thu theo tiêu chuẩn hộ nghèo và cận nghèo do Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định”, ông Hoan nói.