Nữ sinh mặc áo dài: giáo viên đồng tình, phụ huynh phản đối_trực tiếp tỷ số bóng đá ngoại hạng anh
- Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản khuyến khích nữ sinh mặc áo dài trong trường tối thiếu 1 buổi/tuần (thứ hai). Nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.
Khuyến khích mặc để nuôi dưỡng giá trị truyền thống
Khi đưa ra văn bản khuyến khích nữ sinh mặc áo dài,ữsinhmặcáodàigiáoviênđồngtìnhphụhuynhphảnđốtrực tiếp tỷ số bóng đá ngoại hạng anh Sở GD-ĐT cho rằng chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam đã ghi được dấu ấn riêng đối với người dân, với bạn bè thế giới, được xem như một trang phục trang trọng, lịch sử của người phụ nữ Việt Nam trên mọi miền đất nước. Đồng thời, từ lâu chiếc áo dài trắng của nữ sinh Việt đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và còn góp phần tạo nên nét duyên dáng, dịu dàng và nữ tính cho các em nữ sinh
Tuy nhiên hiện nay các nhà trường đang có xu hướng thay áo dài trắng của nữ sinh bằng Âu phục với lý giải để thuận lợi cho nữ sinh trong việc học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Điều này làm giảm dần đi tình yêu đối với chiếc áo dài Việt Nam.
Vì vậy Sở đề nghị các trường THPT tiếp tục duy trì việc mặc áo dài trong nhà trường tối thiểu 1 buổi/tuần (thứ hai). Mục đích để giá trị truyền thống của chiếc áo dài Việt Nam được tiếp tục nuôi dưỡng và làm sống dậy trong lòng thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về một đất nước Việt Nam với những giá trị truyền thống văn hóa vốn có đã được bảo tồn từ bao thế hệ.
Giáo viên đồng tình
Hiện nay việc nữ sinh mặc áo dài đang được nhiều trường thực hiện trong các ngày lễ lớn và thứ hai như THPT Lê Quý Đôn, THPT Gia Định, THPT Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Merie Curie… Một số trường còn cách điệu trang phục áo dài.
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng THPT Gia Định cho biết, Trường Gia Định lâu nay vẫn theo duy trì nếp sống tất cả các nữ sinh đều mặc áo dài trong ngày thứ hai và ngày lễ. Áo dài là nét đẹp truyền thống của dân tộc, khi mặc chiếc áo dài các nữ sinh cũng thấy mình rất duyên dáng. Nhìn chung các em rất thích mặc áo dài.
Riêng các ngày còn lại học sinh mặc âu phục để thoải mái học tập và tham gia các hoạt động . Cô Cúc cho biết hoàn toàn ủng hộ quy định này của Sở nhưng chỉ nên duy trì một ngày trong tuần vì nếu duy trì cả tuần sẽ khó khăn trong mọi hoạt động của học sinh cũng như nhà trường.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Tân Phú cho biết, áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc. Học sinh mặc trang phục của dân tộc là đúng đắn thay vì một số trường hiện nay cho học sinh mặc váy – đây là trang phục phương tây. Tuy nhiên chỉ nên giới hạn mặc áo dài từ 1-2 buổi/tuần. Mặc nhiều học sinh không thoải mái trong các hoạt động nhất là trong điều kiện thời tiết Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa- khô. Mùa mưa mặc áo dài đi lại luộm thuộm, dơ bẩn. Mùa khô thì nóng nực, bức bối. Đặc biệt đối với những học sinh có cân nặng lớn, có thân hình ngoại cỡ thì việc mặc áo dài các em có cảm giác bức bối, nóng nực, thiếu tự tin.
“Ngay tại trường tôi, một số em cũng phản ánh việc mặc áo dài đối với các em là một cực hình vì vậy tôi cũng động viên các em cố gắng thực hiện để nền nếp học đường đâu vào đấy – vị hiệu trưởng này cho biết.
Phụ huynh: Nhiều lý do không hưởng ứng
Trong khi đó, nhiều phụ huynh tỏ vẻ không đồng tình với quy định mặc áo dài vì cho rằng thay đổi đồng phục ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế của nhiều phụ huynh
Anh Nguyễn Minh Đức, có con gái đang học lớp 10, ngụ tại quận 8 TP.HCM cho rằng mỗi lần đưa ra một thay đổi thì phụ huynh lại phải đóng thêm tiền. Chi phí may áo dài sẽ cao hơn chi phí may quần áo đồng phục. Tôi nghĩ những chi phí phát sinh không cần thiết như vậy bớt được cái nào hay cái đó. Bây giờ may thêm áo dài, rồi lại mặc cả quần áo đồng phục như cũ, vậy là tiền quần áo đồng phục đội lên gấp đôi?”, anh Đức nói.
Không quá quan tâm tới chi phí may áo dài làm đồng phục nhưng chị Phạm Thị Hoa, có con đang học lớp 11 trên địa bàn quận 4 chia sẻ: “Các cháu ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Mặc áo dài đẹp thật nhưng gò bó, nóng nực, thời tiết Sài Gòn lại oi bức. Đó còn chưa kể nhiều cháu có thân hình mập mạp, khi mặc áo dài sẽ mất tự tin. Tôi nghĩ ngành giáo dục nên cân nhắc sao để cân đối hài hòa, vừa giữ được nét đẹp truyền thống nhưng cũng không gây bất tiện, gò bó cho học sinh”.
Chị Nguyễn Thanh Thủy, có hai con gái đều đang học cấp 3, ngụ tại huyện Nhà Bè bảy tỏ: “Giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc là rất đúng đắn, nhưng các trường chỉ nên quy định cho các em mặc áo dài vào một ngày trong tuần. Áo dài may cho học sinh cũng nên cải tiến sao cho phù hợp: Thoáng mát, rộng rãi và giá cả thật thấp để phụ huynh nào cũng có thể chấp nhận được. Còn nếu thấy quá phức tạp thì cứ để nguyên, học sinh mặc quần xanh áo trắng có sao đâu?”
- Lê Huyền- Thanh Huyền
本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/810b498762.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。