Vừa qua,đềxuấthỗtrợmuanhàgiảmviệnphíchovợchồngsinhconthứbong da ty le tv Chi cục Dân số kế hoạch háo TP.HCM đã đề xuất ý kiến trên nhằm giải quyết thực trạng mức sinh xuống thấp. Sở Y tế là cơ quan tham mưu cho HĐND để ban hành Nghị về chính sách dân số và phát triển thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo bà Phạm Thị Lệ, Phó chi cục Dân số kế hoạch hóa, kiến nghị đề xuất thành phố sẽ hỗ trợ miễn, giảm toàn bộ viện phí trong lần sinh con thứ hai đối với người có hộ khẩu thường trú. Đồng thời sẽ cung cấp các gói vay ưu đãi mua hoặc thuê nhà ở xã hội đối với các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con. Tiếp đến miễn giảm chi phí giáo dục cho trẻ dưới 10 tuổi… TP.HCM đang nỗ lực kéo mức sinh tăng trở lại bằng các giải pháp hỗ trợ chính sách an sinh xã hội. Ảnh:Vietnamnet Hiện mức sinh ở TP.HCM là 1,33 con/ một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong khi mức sinh thay thế trung bình cả nước là 2,1 con. Với mức sinh này, thành phố đối mặt với nhiều huệ lụy với quá trình già hóa dân số, việc sinh con không chỉ còn là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là sự tồn vong của quốc gia. Sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số vàng và sẽ làm chậm lại quá trình già hóa dân số thành phố. Phía chi Cục cũng đưa ra thêm phương án hỗ trợ cho nghỉ thai sản một năm với người mẹ và nghỉ thai sản 1 tháng cho người cha. Hỗ trợ phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi sinh. Ưu tiên các chi phí trông trẻ và xét tuyển chỉ tiêu vào trường mẫu giáo công đối với gia đình có đủ 2 con… Lý giải nguyên nhân phụ nữ thành phố “lười sinh”, một phần do cuộc sống và công việc ngày càng áp lực. Xu thế kết hôn muộn, sinh con muộn, không thích sinh con, nuôi con cũng tốn nhiều chi phí học hành, chăm sóc, vui chơi giải trí đã làm tỷ suất sinh kéo giảm sâu so với mặt bằng chung cả nước. Việc sinh con không chỉ còn là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là sự tồn vong của quốc gia. Ảnh: Vietnamnet Với công thức hiện tại, 4-2-1 nghĩa là một gia đình chỉ sinh 1 con, một đứa trẻ sinh ra được chăm sóc bởi ông bà ngoại, ông bà nội và cha mẹ. Song, tương lai sẽ công thức sẽ 1-2-4, một áp lực lớn vô cùng khi đứa trẻ trưởng thành phải chăm sóc cho bố mẹ và 4 ông bà nội, ngoại. TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật dân số nội dung “Mỗi cặp vợ chồng được quyền quyết định số con” hoặc cho phép sinh con thứ 3 tại các vùng có mức sinh thấp. Và không kỷ luật, đánh giá thấp thi đua với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên. Theo TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, hình ảnh nước Nhật hôm nay là hình ảnh của Việt Nam 20 - 30 năm sau. Song, Việt Nam hiện đã nhìn ra được vấn đề. Người dân nước ta mới chuyển sang trạng thái nghỉ sinh, nhưng tâm lý xã hội vẫn còn khuyến khích sinh. Do vậy, trong giai đoạn này cần phải đẩy mạnh khuyến sinh. Phan Nhơn
|