Nhạc sĩ Phú Quang từng có lúc yêu,ùngDươngTăngDuyTânhơntôirấtnhiềbảng xếp hạng ba lan lúc giận không mời Tùng Dương
- Tròn 2 năm kỷ niệm ngày nhạc sĩ Phú Quang rời xa cõi tạm, đêm nhạc 'Những mảnh hồi ức chợt hiện' sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 7,8/12. Hiện tại, cảm xúc trong Tùng Dương về nhạc sĩ Phú Quang là gì?
Tôi rất vinh dự khi được gia đình nhạc sĩ Phú Quang luôn tín nhiệm trong các show diễn tôn vinh nhạc sĩ. Ông là một người nhạc sĩ lớn, di sản những tác phẩm về Hà Nội và tình ca của ông thật sự đồ sộ. Những bài ca đã gắn liền với bao trái tim người yêu nhạc cả nước. Và cũng vì mối duyên khi sinh thời nhạc sĩ Phú Quang đã từng có lúc yêu, lúc giận không mời Tùng Dương… chỉ vì mình hay phá cách nhạc của ông (cười).
Đó đều là những kỷ niệm mà tôi trân trọng. Nhưng có một điều tôi đã nhận ra, nhạc của ông không cần phá cách nhiều, cứ hát chân thật nhất nồng nàn nhất là sẽ ra Phú Quang. Ở ngưỡng 40, tôi tự thấy mình điềm tĩnh, thanh thản hơn khi hát nhạc của ông.
- Vậy đêm nhạc tri ân Phú Quang 2 năm rời xa cõi tạm, anh sẽ bày biện những gì?
Tôi chọn 4 tác phẩm, trong đó có 2 ca khúc lần đầu thể hiện: Hư ảovà Khúc mùa thu(phổ thơ Hồng Thanh Quang). Còn lại là 2 bài ca bất hủ gắn liền với rất nhiều show diễn của tôi là Em ơi Hà Nội phốvà Mẹ. Mẹcũng là tác phẩm ông tín nhiệm giọng hát Tùng Dương. Tôi nhớ như in cái ôm rất thân thương của ông sau cánh gà khi kết thúc bài hát. Lúc ấy, ông là người đệm đàn cho tôi, trên khóe mắt những giọt nước mắt khẽ rơi... Tôi hy vọng lần này vẫn mang lại cảm xúc mãnh liệt cho người nghe sau bao lần hát Mẹ…
- Hành trình hơn 20 năm đi hát, Tùng Dương khác hẳn số đông luôn đầy cảm xúc, khi rưng rưng, khi khóc nghẹn trên sân khấu như một đứa trẻ. Đặc biệt ở những đêm nhạc tri ân tiền nhân đã khuất. Vì sao lại như thế?
Đứng trước các bậc tiền bối, tôi như con cháu của họ và vẫn bé tới bây giờ. Xúc động tới khóc nghẹn chính là vì sâu thẳm trong tôi là niềm tự hào dân tộc rất lớn và sự đồng cảm tuyệt đối với các tiền bối. Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Phú Quang…. Họ đều như những người thầy, người cha, người chú truyền cảm hứng cho Tùng Dương!
- Tùng Dương có vẻ là người dễ khóc?
Còn khóc là bạn còn rung động và chưa bị chai lì cảm xúc. Nên đừng chê Tùng Dương mít ướt (cười).
Tôi luôn khóc vì những giá trị mà các tiền bối hay các bạn đồng hành tạo ra, đọc ra được triết lý về nhân sinh. Để khi họ không còn nữa, lại càng thấm thía những điều họ viết nên.
Ông Trịnh Công Sơn dạy ta cách bao dung, từ bi, yêu đời, yêu người. Ông Phó Đức Phương cho ta sự tận hiến với quê hương, với con sông Mẹ, với cội nguồn. Ông Trần Tiến cho ta hiểu thêm những sắc màu và trắng đen cuộc đời qua các chuyến du ca. Nếu vậy thì làm cho tôi xúc động rơi nước mắt cũng là… không dễ nhỉ và chẳng phải vô cớ mà Tùng Dương khóc.
-Tùng Dương “sợ” điều gì? Và nghĩ rằng mình “dưới tay” trước ai?
Tôi nghĩ mình “dưới tay” trước phụ nữ (cười).
Họ là một nửa còn lại không thể thiếu và đôi khi là kim chỉ nam của cuộc sống. Nhiều người hài hước ví von “là nóc nhà" đủ biết rõ được tầm quan trọng của người phụ nữ thế nào.
Phụ nữ luôn có sức mạnh và uy lực riêng. Dù có 'đầu đội trời, chân đạp đất' thì người quân tử cũng nên biết ngại, biết sợ một điều gì đó chứ đừng ngang tàng hống hách quá! Bảo sao vũ trụ có âm dương, có nam có nữ song hành, đàn ông mang thai cuộc đời, đàn bà mang thai đàn ông! Biết sợ một thứ gì đó để nhìn rõ mình hơn chứ không phải rơi vào cảnh “điếc không sợ súng”(cười lớn).
- Tùng Dương thấy ai là người hát nhạc Phú Quang hay và ấn tượng?
Tôi nghĩ các giọng hát nữ như Lê Dung, Thanh Lam, Ngọc Anh… là những người hát ra được cái hồn của ông. Sự khao khát mãnh liệt từ những vần thơ ông đã chọn và chắp nhạc: “vẫn biết ta giờ không trẻ nữa, sao thương ai ở cuối cung Hằng… Tôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc".
Hay những tác phẩm đầy ám ảnh của ông về cái chết “Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng, bóng ai như tôi đi qua cõi đời” và “Trong ánh chớp bất ngờ của số phận, em đã kịp nhìn thấy anh. Trong vòng quay điên cuồng của số phận, em đã dừng lại đúng nơi anh...".
- Không quá để nói, Tùng Dương là ca sĩ đắt show nhất nhì làng nhạc Việt hiện nay. Có thể gọi đây đang là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp của anh?
Đắt show ư? Còn rất nhiều người hơn tôi. Tôi vui và hạnh phúc vì những thành quả, nỗ lực của bản thân luôn được các nhà chuyên môn và khán giả ghi nhận. Đó là động lực rất lớn.
Xét cho cùng, nghệ thuật vị nhân sinh. Nếu ta hát, làm nghệ thuật mà không có ai đồng cảm còn ý nghĩa gì? Tùng Dương sợ chữ “đỉnh cao” vì nếu “lên đỉnh” rồi chắc tôi yên vị, chả chạm được cái đỉnh nào hơn nữa. Bởi vậy trái lại, tự thấy mình chẳng có đỉnh nào hết. Có chăng là “đỉnh núi lãng quên” cái cách mà nhạc sĩ Đỗ Bảo viết về đỉnh núi của sự tự do, của những khao khát rộng mở, những chân trời mới…
- Với âm nhạc, chưa khi nào thấy Tùng Dương lười sáng tạo. Hỏi thật anh, ở một trạng thái luôn trên “đỉnh” có khi nào anh sợ mình vào thế “căng chun, bóng nổ”?
Tôi luôn nhìn nhận lại bản thân và biết mình phải nỗ lực rất nhiều. Người ta chỉ “căng chun, bóng nổ” khi chăm chăm nhìn thấy điều hay ho của mình rồi vuốt ve nó, bản ngã lại dâng đầy. Còn tôi không cho phép mình ôm một cái bản ngã quá lớn để che phủ chính mình, làm mình mờ mắt.
Mỗi năm công nghệ một đổi thay, nếu không nắm bắt ta đi rất chậm và thụt lùi. Cho nên mỗi dự án lớn, show diễn tôi phải luôn cập nhật với xu hướng. Tôi hát nhạc trẻ để giao hòa vào thế giới của các bạn trẻ, để có thêm nhiều fan hơn. Nhiều bạn tâm sự từ khi tôi mở rộng dòng nhạc, họ mới cảm nhận được cái hay của Tùng Dương mà trước giờ quá xa vời, không nghe được. Cách làm chủ chính mình là đủ tự tin để cân bằng, nhìn nhận điều tốt và chưa tốt để hoàn thiện bản thân.
- Xuất hiện nhiều tranh cãi khi Tùng Dương hát cover nhạc trẻ, có quan điểm cho rằng anh “cướp” hit đàn em. Phản ứng của anh về điều này như thế nào?
Tôi hát nhạc trẻ vì không muốn có sự cách biệt thế hệ. Khi mình cảm được tâm tư của người trẻ để hát lên những dòng cảm xúc của họ, ắt hẳn là phải đồng cảm. Người trẻ luôn có góc nhìn hiện đại, tôi rất trân trọng. Đương nhiên không phải người trẻ nào cũng hay, cũng hấp dẫn, họ hấp dẫn tôi khi có sự sâu sắc chứ không phải hời hợt, nhợt nhạt thậm chí là các bản sao nào đó.
Tôi thích nhạc của Ngọt, Bùi Lan Hương, Vũ, Cá Hồi Hoang, Chilies, Vũ Cát Tường… Một thế hệ quá văn minh để viết tiếp qua lăng kính của họ.
Tự hào về Tăng Duy Tân!
- Có một tính toán nào khi anh hát cover những bài hit, trend ở mỗi thời điểm?
Tôi chẳng toan tính gì đâu - “mình thích thì mình hát thôi!”. Có những bài, tôi được nhà tổ chức yêu cầu hát để làm mới, tạo hiệu ứng, sau đó trở thành dấu ấn đậm nét hơn và thêm một version nữa cho ca khúc cover tôi cũng rất vui. Hay mà! Thế giới quan của các bạn trẻ rất phong phú.
- Trước đây Tùng Dương rất ít khi khen ca sĩ trẻ, nhưng không ngại dùng nhiều lời khen có cánh cho Tăng Duy Tân. Tân có phải là niềm tự hào khiến anh ưu ái vượt qua kiểu “anh em người nhà”?
Tôi tự hào chứ vì dòng họ Nguyễn Tăng ít ra có tôi và Tăng Duy Tân nối nghiệp được cụ Trần Hoàn (tên thật cụ là Nguyễn Tăng Hích - PV). Tân gặt hái được nhiều thành công quá nhanh mà tôi còn bất ngờ. Từ một cậu bé đam mê âm nhạc, loay hoay lúc thích làm DJ, khi mơ trở thành ca sĩ. Mà giờ đây, Tân cứ viết bài nào lại thành hot trend thì em giỏi hơn tôi rất nhiều. Chứng tỏ thế hệ của Tân, sự nhạy bén về thị trường là điều mà tôi phải học hỏi.
Bật mí một chút, Tân đã viết xong 2 bài hát mới cho “bác trưởng Tùng Dương” và chờ ngày ra mắt. Tôi không phải đi cover nhạc trẻ nhiều nữa mà sẽ có những bài nhạc rất trẻ cho tôi.
- Hát nhiều nhạc trẻ đuổi theo thị hiếu liệu có phải sự khôn ngoan của Tùng Dương? Anh có lo nếu mình mới quá dễ mất đi độ “quái”, những gì là “độc bản”?
Đã tới lúc mình cần người trẻ để trẻ hóa tinh thần cho chính mình. Sa Huỳnh, Bùi Caroon hay Thắng Ngọt, đều là người trẻ đấy thôi. Nhưng ở họ luôn có sự sâu sắc, không chỉ viết lên cảm xúc bộc phát mà vẫn lồng ghép vào những mảng màu, mảnh ghép cuộc sống. Ví dự như Một vòng Việt Nam -một ca khúc nhạc trẻ của Đông Thiên Đức viết riêng cho giọng hát Tùng Dương, tôi vẫn hát rất hảo sảng đấy chứ. Bạn thấy tôi luôn trẻ trung, giàu năng lượng nhưng Tùng Dương sẽ vẫn luôn là Tùng Dương!
- Nếu luôn mới, sáng tạo và đổi thay. Thì điều còn lại của Tùng Dương sẽ là gì nhỉ?
Tôi nghĩ hành trình nghệ thuật luôn tiến về phía trước. Vấp ngã cho ta những bài học để trưởng thành. Bạn đừng ngại từ này, 2 chữ “trưởng thành” luôn là đích đến của mỗi người. Trưởng thành để hiểu được còn, mất; hiểu được sự vô thường của đời sống mà nỗ lực vươn lên. Có những điều “còn lại” được giữ nguyên song nhưng có những thứ luôn phải thay đổi.
- Nhạc sĩ Tú Dưa (ca sĩ Mars Anh Tú) tiết lộ đang làm chung một dự án với Tùng Dương. Tôi bất ngờ và thấy lạ quá...
Hẳn là mọi người sẽ thấy rất ngạc nhiên khi tôi hát nhạc của Tú Dưa. Sao không nhỉ? Nếu một bài hát phù hợp tôi vẫn hát chứ. Ca khúc Mars Anh Tú viết riêng cho giọng hát của tôi cũng vô cùng bất ngờ. Chắc chắn tôi sẽ có nhiều điều đặc biệt với bài hát này.
'Ai chung tình được mãi' - Tùng Dương
Tùng Dương: 'Mặn hay đặc cũng được, nhất quyết không thể nhạt nhẽo'Bản năng nghệ sĩ luôn thôi thúc Tùng Dương vẫy vùng ở nhiều miền đất để gieo trồng những mầm sống khác nhau, cho khán giả và cho chính mình. Thời gian còn tạo nên một Tùng Dương rất khác: trung dung và bớt cực đoan.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)