| Vụ ban bố rồi dỡ bỏ lệnh thiết quân luật chỉ sau vài giờ của Hàn Quốc khiến các doanh nghiệp nước ngoài lo lắng. Ảnh: Reuters. |
Tuyên bố thiết quân luật bất ngờ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vào đêm 3/12 và được dỡ bỏ khoảng 6 giờ sau đó đã khiến giới tài chính nói chung và các công ty nước ngoài kinh doanh tại Hàn Quốc nói riêng bất ngờ và bối rối. TheácdoanhnghiệpnướcngoàitạiHànQuốcaposbấkèo nhà cái chuẩno KoreaTimes, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã khẩn cấp lên lại lịch tổ chức các sự kiện đồng thời khuyên nhân viên chủ động làm việc tại nhà. Các công ty nước ngoài rất cẩn trọng và chủ yếu làm theo lời khuyên nhận được từ các đại sứ quán. Không giống các sắc lệnh thiết quân luật được ban hành dưới thời cố Tổng thống Park Chung-hee vào những năm 1970, sắc lệnh thiết quân luật mới nhất được Tổng thống Yoon ban hành lúc 23h tối thứ Ba (giờ địa phương) không nêu rõ điều khoản "chính phủ Hàn Quốc sẽ đảm bảo quyền tự do cho người nước ngoài tham gia các hoạt động kinh tế và du lịch tại quốc gia này". Điều này khiến nhiều doanh nghiệp ngoại lo ngại về vấn đề an toàn. Microsoft Hàn Quốc đã hủy phiên họp trong Tuần lễ chuyển đổi trí tuệ nhân tạo của hãng dự kiến diễn ra vào hôm nay 4/12. Phía chủ quản của công ty là Microsoft (Mỹ) giải thích rằng quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ an toàn cho nhân viên và đối tác của công ty, hạn chế các rủi ro không lường trước được có thể xảy ra. Các công ty con của IBM và Intel tại Hàn Quốc cũng khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Dù Meta và S&P Global vẫn tổ chức họp báo tại Seoul vào hôm nay theo đúng kế hoạch, nhưng cả hai công ty có trụ sở ở Mỹ đều cho biết quyết định này chỉ được họ đưa ra vào phút chót. Đặc biệt, trong cuộc họp báo vừa diễn ra, các nhà nghiên cứu của S&P đã phải trả lời các câu hỏi bất ngờ phát sinh thêm về tác động của tình hình bất ổn chính trị đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc. Nhiều tổ chức tài chính nước ngoài cũng cho biết liên tiếp nhận các cuộc điện thoại và phải trả lời trong đêm từ các nhà đầu tư tại London và Singapore. Người phát ngôn của Phòng Thương mại Mỹ tại Hàn Quốc, cũng là nhóm vận động hành lang của doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại đây cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình này, nhưng hiện tại chưa có thêm thông tin quan trọng. Phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc - Đức, nhóm vận động hành lang của doanh nghiệp nước ngoài lớn thứ 2 tại nước này cũng đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Yoon, đồng thời cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Mercedes-Benz Hàn Quốc, một trong những thành viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc - Đức, đã ra khuyến nghị nhân viên làm việc tại nhà vào sáng thứ Tư, mặc dù lệnh thiết quân luật đã được dỡ bỏ. Phòng Thương mại Châu Âu tại Hàn Quốc từ chối bình luận về các vấn đề chính trị, nhưng cơ quan này cho biết đã kiểm tra các thông báo mới nhất từ đại sứ quán các nước châu Âu. Trong số các công ty nước ngoài đang yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà hiện có cả AliExpress của Trung Quốc và Fujitsu của Nhật Bản. "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng lệnh thiết quân luật sẽ khiến tôi phải làm việc tại nhà", một nhân viên của Fujitsu Hàn Quốc cho biết. Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. |