Trong quá khứ Baikonur gắn liền tên tuổi với những thành tích đầu tiên của nhân loại trong công cuộc chinh phục vũ trụ khi là nơi Liên bang Xô Viết phóng thành công vệ tinh đầu tiên Sputnik 1 vào năm 1957 và năm 1961 phóng tàu vũ trụ mang theo người đầu tiên tiến ra khoảng không bao la,ồsơmậtsânbayvũtrụBaikonurđượchélộket qua cup tbn nhà du hành Yuri Gagarin. Cũng từ sân bay Baikonur, anh hùng Phạm Tuân đại diện cho Việt Nam du hành vũ trụ vào năm 1980.
Ngày nay, Baikonur tiếp tục là sân bay vũ trụ lớn nhất và tấp nập nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm đầu thì dự án xây dựng Baikonur phải được tuyệt mật vì có liên quan mật thiết đến những bước chạy đua tên lửa hạt nhân thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngay cả cái tên Baikonur ban đầu cũng là để đánh lạc hướng vì vị trí thật là ngôi làng Tyuratam (Kazakhstan) cách đó khoảng 4-5 km.
Kế hoạch và quá trình xây dựng Baikonur được giữ kín một cách tuyệt đối với các cơ quan tình báo phương Tây, dưới nhiều lớp vỏ bọc khác nữa. Ban đầu người Liên Xô nói đó là quá trình thi công sân vận động. Sau đó cả một công cuộc đi khai vỡ đất hoang, tăng gia sản xuất lương thực được phát động tới vùng đó để che giấu một lượng hàng hóa vật liệu lớn hàng ngày được chuyển đến cho công trình Baikonur.
Thông tin rò rỉ duy nhất là khi những người dân du mục vùng đó tương truyền một huyền thoại về một chiến binh chăn cừu có thứ vũ khí kỳ lạ, làm từ túi da dê lớn trong đó bỏ đất đá và mỡ lạc đà. Khi người chăn cừu tung túi da dê lên trời về phía quân địch thì thứ đó tự động bốc cháy và có sức công phá khủng khiếp. Sau này người ta cho rằng câu chuyện đó là hình tượng của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân do các kỹ sư Liên Xô thử nghiệm.
Thời kỳ đó nhiệm vụ cấp thiết của Liên Xô là phải bắt kịp Mỹ trong việc chế tạo tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, một cuộc chạy đua quyết liệt thời kỳ chiến tranh lạnh. Thế nên cho dù phải đến một vùng đất xa xôi hẻo lảnh, chưa có trạm điện, trạm nước, thời tiết khắc nghiệt, thì các kỹ sư quân đội Nga đều phải khắc phục. Lợi thế của vùng đất này là điểm rơi tên tửa thử nghiệm sẽ tránh xa khu dân cư và việc ở gần xích đạo sẽ giúp cho vận tốc tên lửa tăng 316 m/s lúc phóng, từ đó tiết kiệm tối đa nhiên liệu.
Để có được thời kỳ khoa học vũ trụ thịnh vượng ngày hôm nay, sân bay vũ trụ Baikonur đã trải qua không biết bao nhiêu lần phóng thử thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại mà những hình ảnh cháy nổ kinh hoàng gần đây mới được công bố. Dù thế nào, Baikonur vẫn là niềm tự hào của người Nga.
Tất cả những câu chuyện hồ sơ mật về sân bay vũ trụ Baikonur kể trên được tóm lược đầy đủ trong một đoạn phim phóng sự phát trên Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN), bạn có thể xem lại dưới đây: