Thế hệ cô đơn, thích sống độc thân đến già_mẹo đánh bài tiến lên

时间:2025-01-12 15:25:42 来源:Betway

Chính phủ Nhật Bản gần đây tiến hành cuộc khảo sát quốc gia đầu tiên để đánh giá các vấn đề về sự cô đơn và cô lập,ếhệcôđơnthíchsốngđộcthânđếngiàmẹo đánh bài tiến lên vốn trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch Covid-19.

Trong số 20.000 người từ 16 tuổi trở lên được khảo sát, 36,4% cho biết họ cảm thấy cô đơn, theo Nippon. Cụ thể, 4,5% nói họ thường xuyên có cảm giác này, 14,5% là thỉnh thoảng và 17,4% tùy lúc.

Dù bao nhiêu tuổi, các cá nhân sống một mình đều cảm thấy cô đơn ở mức độ nào đó. Tỷ lệ người ở độ tuổi 30 chiếm đa số với 7,9%, theo sau là nhóm 20 tuổi (7,7%).

Những người thất nghiệp hoặc làm thời vụ cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Thu nhập hộ gia đình hàng năm cũng tỷ lệ thuận với tình trạng cô độc. Các cá nhân không ra ngoài nhiều cũng gặp vấn đề về tâm lý cao hơn.

The he co don o chau A anh 1

Người trẻ Nhật Bản ngày càng cô đơn, đặc biệt trong đại dịch. Ảnh minh họa:Me Time Japan.

Sống một mình

Thực tế, tình trạng cô đơn ở người trẻ Nhật Bản đã gây chú ý từ trước dịch.

Rethink Tokyo nhận định hitorigurashi (sống một mình) từng là ngoại lệ hơn là chuẩn mực ở xứ Phù Tang. Theo truyền thống, người Nhật sống với gia đình cho đến khi kết hôn và ra riêng. Tuy nhiên, lối sống chung nhiều thế hệ và đại gia đình dần thay đổi.

Kể từ những năm 1970, số lượng hộ gia đình độc thân tăng đều đặn và hiện chiếm phần lớn trên khắp Nhật Bản. Trì hoãn hoặc không kết hôn là căn nguyên của xu hướng sống độc thân ở người trẻ thuộc cả hai giới.

Số người 20-39 tuổi sống trong hộ gia đình độc thân tăng 19% đối với nam giới và 89% đối với phụ nữ trong khoảng thời gian 25 năm từ 1985 đến 2010. Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An sinh Xã hội dự báo số người sống một mình sẽ chiếm gần 40% tổng số hộ gia đình ở Nhật Bản vào năm 2040.

Nói chung, xu hướng sống một mình có thể vẽ nên bức tranh ảm đạm vì liên quan đến tình trạng giảm hạnh phúc, cô lập xã hội và gánh nặng kinh tế lớn hơn do không chia sẻ chi phí. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vợ chồng hoặc người sống với gia đình hạnh phúc hơn các cá nhân sống một mình.

The he co don o chau A anh 2

Nam khách hàng ngồi ăn mì ramen trong khu vực có vách ngăn tại chuỗi nhà hàng ở Tokyo. Ảnh: Behrouz Mehri/AFP.

Theo CGTN,những năm gần đây, sự xói mòn của gia đình hạt nhân và cảm giác mất kết nối ở nơi làm việc đã làm gia tăng sự cô đơn, đặc biệt trong đại dịch.

Đầu năm 2021, chính phủ Nhật Bản phải bổ nhiệm “Bộ trưởng Cô đơn” nhằm giải quyết vấn đề cô đơn ở cấp chính sách quốc gia.

PGS Chikako Ozawa-de Silva, nhà nhân chủng học tại Đại học Emory (Mỹ) bắt đầu nghiên cứu về vấn đề tự tử ở Nhật Bản vào những năm 1990, tin rằng những gì đang diễn ra cho thấy sự cô đơn không phải của số ít người mà là cả xã hội.

“Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất rơi vào tình cảnh này. Đại dịch cô đơn và các điều kiện xã hội thúc đẩy nó đang lan rộng. Xu hướng tương tự đã xuất hiện ở một số nước đang phát triển khi họ bắt kịp các quốc gia phát triển”, bà nói.

Thế hệ “không tổ ấm”

Số liệu do Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố tháng 3/2021 cho thấy khoảng 92 triệu người trưởng thành ở xứ tỷ dân sống một mình, 20 triệu trong đó 20-39 tuổi và cư trú tại các đô thị của quốc gia này. Họ được gọi thế hệ “không tổ ấm”, theo CGTN.

Zhang Xiaoping, nhà tâm lý học ở Bắc Kinh, cho biết: “Có khá nhiều lý do giải thích cho hiện tượng này. Thế hệ trẻ, chủ yếu lớn lên trong các gia đình một con, có xu hướng thu mình vào trung tâm và ngại tham gia những mối quan hệ thân mật hơn. Sự tiện lợi do nền kinh tế kỹ thuật số mang lại cũng khiến cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn nhiều”.

Cuộc khảo sát do People’s Dailythực hiện năm 2020 chỉ ra rằng có tới 80% thanh niên sống một mình tự nguyện chọn lối sống này vì muốn được “tự do”.

The he co don o chau A anh 3

Số lượng người trẻ Trung Quốc sống một mình đang có xu hướng gia tăng. Ảnh minh họa: CFP.

Sự bùng nổ của số lượng người sống một mình đã thúc đẩy “nền kinh tế độc thân”.

Ngày nay, nhiều nhà hàng tạo ra các dịch vụ nhắm mục tiêu đến khách hàng đơn lẻ. Ngày càng nhiều trung tâm mua sắm mở các buồng karaoke chỉ đủ cho 1-2 người. Hàng chục nền tảng mua sắm trực tuyến cũng cung cấp các tiện ích mới giúp người tiêu dùng độc thân “giết thời gian”. Các nền tảng phát trực tiếp mọc lên như nấm của Trung Quốc cũng tìm ra cơ hội mới bằng cách giúp người trẻ độc thân kiếm tiền trực tuyến dễ dàng hơn.

Livestreamer Xiong Yun (30 tuổi) nói rằng việc cô ở nhà mà không ra ngoài cả tuần là chuyện bình thường. “Nếu muốn, tôi có thể ở nhà một tháng hoặc thậm chí lâu hơn mà không ai để ý”.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi China Youth Dailyvào tháng 12/2020 cho thấy hơn 40% người 18-35 tuổi cảm thấy họ có những biểu hiện của chứng ám ảnh sợ xã hội.

“Tôi có thể hoạt động trực tuyến nhưng lại rất lo lắng khi nói chuyện với hàng xóm. Sống một mình càng lâu, tôi càng ít muốn nói chuyện trực tiếp với mọi người. Cho đến nay, tôi không có bất kỳ kế hoạch nào cho hôn nhân vì tôi thậm chí không thể tưởng tượng sẽ liên quan đến ai đó trong cuộc đời mình”, Xiong nói.

Theo The Guardian, tham gia các hoạt động một mình cũng là xu hướng phổ biến ở Hàn Quốc, còn được gọi là phong trào “honjok”. Trong khi một số không thích bị ràng buộc bởi gia đình hay con cái, những người khác cố gắng trì hoãn kết hôn và sinh con.

Nhiều phụ nữ Hàn Quốc sống độc thân thậm chí thề rằng không kết hôn. Xu hướng này được gọi là “bihon”.

The he co don o chau A anh 4

Số hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2020, trong khi tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ giảm xuống mức thấp kỷ lục. Ảnh minh họa: Anthony Wallace / AFP.

Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc tăng lên mức cao kỷ lục 31,7% với nhóm lớn nhất ở độ tuổi 20-30. Tỷ lệ kết hôn và sinh con ở quốc gia Đông Á này đang ở mức thấp kỷ lục. Giới trẻ cho biết chi phí sinh hoạt và giá nhà cao khiến họ ngại lập gia đình.

Các doanh nghiệp và dịch vụ mới xuất hiện ngày càng nhiều nhằm phục vụ cho những người sống độc thân gia tăng ở Hàn Quốc. Phổ biến trong đó là ăn một mình, còn được gọi là “honbap”, kể cả tại nhà hàng đắt tiền.

Kang Ye-seul (27 tuổi) quyết định không kết hôn. Sống độc thân mang lại cho cô sự tự do, thời gian để theo đuổi sở thích riêng và gặp gỡ bạn bè.

“Trước đây, tôi luôn khao khát hạnh phúc nhưng tự hỏi nó là gì và dựa trên tiêu chí đánh giá nào. Cảm giác tự do xuất hiện sau khi tôi biết rằng mình có thể sống theo xu hướng ‘bihon’. Giờ cho dù có làm gì đi nữa, đó là lựa chọn của riêng tôi. Tôi không cảm thấy gánh nặng hay sợ hãi”, Kang nói.

Năm 2020, chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ xem xét mở rộng khái niệm “gia đình” bao gồm cả người sống thử và cha mẹ đơn thân. Tuy nhiên, các lựa chọn kiểu này vẫn bị kỳ thị.

“Vẫn còn nhiều hạn chế đối với các hộ gia đình độc thân. Nhưng nhìn nhận tích cực thì những hộ gia đình như vậy sẽ ngày càng tăng về số lượng”, Kang nói.

Theo Zing

推荐内容