Chiến lược ‘chấn hưng’ nền công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản_bong da 365

World Cup2025-01-27 17:28:0489

Chính phủ Nhật Bản vừa đồng ý trợ cấp lên tới 192 tỷ Yên (1,ếnlượcchấnhưngnềncôngnghiệpbándẫncủaNhậtBảbong da 3653 tỷ USD) cho nhà máy ở Hiroshima của Micron Technology, trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất chip ở trong nước.

Ngày 3/10, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết, khoản trợ cấp sẽ giúp công ty bán dẫn Mỹ lắp đặt những thiết bị in thạch bản cực tím (EUV) của ASML để sản xuất các loại chip tiên tiến nhất. Những vi xử lý như vậy đang rất cần thiết cung cấp năng lượng cho AI, trung tâm dữ liệu hay công nghệ xe tự hành.

94550546cms.jpeg
Nhật Bản tích cực thu hút những doanh nghiệp bán dẫn như Micron xây dựng nhà máy sản xuất tại đây. Ảnh: Bloomberg

“Thị trường hiện nay đang khó khăn, nhưng chúng tôi nhận thấy cần thiết phải đầu tư vào những thời điểm như thế này”, Nishimura nói trong buổi họp báo, đề cập đến sự sụt giảm toàn ngành đè nặng lên doanh thu của Micron. “Điều này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp chip tiên tiến phục vụ mục đích an ninh kinh tế của Nhật Bản trong tương lai”.

Bloombergnhận định, động thái của Tokyo đánh dấu “một chiến thắng” cho Micron khi hãng chip Mỹ vật lộn với tình trạng bất ổn ở Trung Quốc, cũng là một trong những thị trường lớn nhất của công ty.

Micron đang bị Bắc Kinh tiến hành điều tra, khiến một nửa doanh số tại đại lục đứng trước rủi ro.

Trong khi đó, Nishimura cho biết Nhật Bản phân bổ tối đa 167 tỷ Yên hỗ trợ chi phí sản xuất của Micron và 25 tỷ Yên làm kinh phí phát triển. Công ty bán dẫn trụ sở Boise, Idaho nói rằng họ lên kế hoạch chi khoảng 500 tỷ Yên để sản xuất trên quy trình “1-gamma” tại quốc gia Đông Á này.

“Chúng tôi tự hào là công ty đầu tiên sử dụng EUV tại Nhật Bản cũng như áp dụng quy trình sản xuất 1-gamma tại nhà máy ở Hiroshima”, Sanjay Mehrotra, CEO Micron nói trong một tuyên bố.

Cam kết hỗ trợ tài chính của Tokyo được đưa ra trong bối cảnh những nỗ lực tương tự tại Mỹ đang gặp trở ngại do vấn đề thiếu hụt lao động và chậm giải ngân. Công ty đúc chip lớn nhất thế giới, TSMC, vào tháng 7/2023 cho hay họ phải dời lịch sản xuất của nhà máy ở Arizona cho tới đầu năm 2025.

Mặt khác, việc xây dựng xưởng đúc của TSMC tại Nhật Bản đang tiến hành tương đối suôn sẻ, khi công trường hoạt động cả ngày đêm và chính quyền cam kết thanh toán gần một nửa chi phí.

Đến nay chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida đã dành hàng tỷ USD trợ cấp với mục tiêu tăng gấp ba lần sản lượng chip trong nước vào năm 2030, đưa một nước Nhật Bản có số dân già đi dần lấy lại vị thế cường quốc công nghệ.

Tokyo đang đàm phán hỗ trợ TSMC xây dựng nhà máy thứ hai tại Nhật Bản và tài trợ cho Tập đoàn Rapidus trong nước sản xuất chiptiên tiến riêng.

Micron cũng từng thâu tóm Elpida Memory Inc, một nhà sản xuất DRAM của Nhật Bản, vào năm 2013. Công ty Mỹ nói rằng họ cần tuyển dụng hơn 4.000 kỹ sư và kỹ thuật viên tại quốc gia này.

“Những công việc tốt là động lực giữ chân những người trẻ tuổi ở gần nhà hơn, từ đó tạo ra hiệu ứng lan toả tích cực cho nền kinh tế khu vực”, Nishimura chia sẻ.

“Ngôi sao cực Bắc”

Rapidus là startup bán dẫn tiềm năng của Nhật Bản, nhận được hỗ trợ tài chính từ cả chính phủ và những gã khổng lồ công nghệ nội địa khác như Sony và Toyota. Công ty này đặt mục tiêu sản xuất chip 2nm vào năm 2027, một bước nhảy vọt về công nghệ so với khả năng đúc chip bị đình trệ từ nhiều thập kỷ trước của Tokyo.

e4ab461de21e1c581325927a7a416262.jpg
Nhà máy của Rapidus dự kiến đi vào sản xuất thí điểm vào năm 2025. Ảnh: Asahi.com

Hiện công ty khởi nghiệp đang là trọng tâm trong mục tiêu khôi phục vị thế siêu cường bán dẫn của Nhật Bản. Các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng, khả năng đúc chip tiên tiến trong nước là rất quan trọng để giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong kỷ nguyên AI bùng nổ, cũng như căng thẳng địa chính trị phức tạp.

Atsuyoshi Koike, CEO Rapidus, cũng từng là CEO của Western Digital, đang vận động các nhà sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng đầu tư vào Hokkaido, một tỉnh cực Bắc, cũng là nơi vận hành nhà máy thí điểm vào năm 2025 của startup 13 tháng tuổi.

Ông cũng cho biết, thay vì cạnh tranh với những doanh nghiệp bán dẫntoàn cầu về chip đa năng, startup trụ sở Tokyo sẽ tập trung vào mảng chip chuyên dụng, chẳng hạn như chip AI tiêu thụ điện năng thấp.

Trong khi đó, Hokkaido, nơi có nguồn nước sạch dồi dào, một trong những trung tâm năng lượng tái tạo hàng đầu của Nhật Bản, là địa điểm lý tưởng để phục hưng vị thế cường quốc chip.

Đến nay, chính phủ đã phân bổ 2,4 tỷ USD cho liên doanh chip này và sẵn sàng cung cấp kinh phí hằng năm tương đương để “hỗ trợ tối đa” cho Rapidus đi đúng hướng. Dù vậy, những trở ngại không phải đã hết, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nhân lực bán dẫn.

Hokkaido nổi tiếng với các khu trượt tuyết và nông sản, cũng đã thu hút nhiều công ty sản xuất trong nhiều năm. Tỉnh này có lợi thế ít xảy ra động đất hơn so với phần còn lại của Nhật Bản. Đồng thời, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi dễ tiếp cận nguồn nước, thích hợp phát triển năng lượng tái tạo.

Koike cho biết Hokkaido có thể trở thành một phiên bản của thung lũng Silicon thời gian tới. Quá trình này sẽ mất thời gian, song có thể đạt được “vào khoảng năm 2030”.

Việt Nam sẽ có cơ chế thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Việt Nam sẽ có cơ chế thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, sẽ đẩy nhanh việc Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn trên toàn cầu hiện diện và sản xuất, nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.
本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/817d498738.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Bánh mỳ trời hay bánh mỳ trần thế?

Khóc cười chuyện đổi vòng tay xem show BlackPink

Chuyện rơi nước mắt sau ‘Lời cảm ơn’ của một tiến sĩ AI

Fan lên tận sân khấu lau mồ hôi cho Lam Trường

Bất ngờ với ca khúc 'Khúc hát đôi bàn tay' của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Bộ Giáo dục công bố kết quả phân tích điểm thi THPT quốc gia 2017

35 học sinh cấp cứu sau khi chơi slam đã quay lại lớp

Kido triệu tập cổ đông họp bất thường về thương hiệu Celano, Merino

友情链接