Chị Thu,ănggiágấplầnđặtxemấtphútngàymưarésoi cầu kg nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết sáng 28/12 chị bắt taxi đi làm vì không đặt được các ứng dụng gọi xe. "Tôi đặt ứng dụng mới của 'be' với mã giảm giá 40.000 đồng, giá cước báo quãng đường từ nhà đến văn phòng 79.000 đồng nhưng hệ thống báo không có xe.
Sau đó, tôi chuyển sang Grab thì thấy giá tăng vọt. Bình thường đi GrabCar từ nhà lên cơ quan chỉ khoảng 110.000 đồng thì hôm nay tăng lên gần 300.000 đồng", chị chia sẻ.
Khách hàng này cũng phản ánh trong sáng nay, ứng dụng đặt xe của Grab chỉ cung cấp JustGrab hoặc GrabCar, không có GrabTaxi như ngày thường. Cuối cùng, chị bắt taxi, giá cho cả chuyến đi là 120.000 đồng.
Giá cước GrabCar sáng nay tăng mạnh so với ngày thường. Ảnh chụp màn hình.
Tương tự, chị Bích Phương đi từ Đại học Ngoại thương (Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) đến khu vực Hoàn Kiếm bằng GrabBike với giá cao hơn ngày thường 50%.
Chị Bích Phương cho biết nếu như ngày thường mức giá GrabBike cho chuyến đi của chị là 35.000 đồng thì hôm nay ứng dụng báo giá 50.000 đồng. Bên cạnh đó, chị Phương phải mất 40 phút mới gọi được xe do ứng dụng liên tục báo quá tải.
Không chỉ Grab, sáng nay, ứng dụng Go-Viet cũng ghi nhận mức tăng giá đáng kể cho các chuyến đi. Anh Hoàn đặt xe từ Cầu Giấy đến đến khu vực Ba Đình, mức giá liên tục thay đổi vì ứng dụng quá tải.
“Cứ mỗi lần bấm đặt xe là ứng dụng báo một mức giá khác, chỉ trong 10 phút, tôi nhận 3 lần báo giá khác nhau. Đầu tiên, ứng dụng báo 38.000 đồng, sau đó là 42.000 đồng và lần cuối là 48.000 đồng”, anh Hoàn kể.
Tuy nhiên, cũng theo lời anh Hoàn, giá tăng nhưng anh vẫn không thể đặt được xe do ứng dụng báo bận. “Có chuyến tài xế nhận nhưng lại liên hệ nhờ huỷ do đang ở cách 2 km và tắc đường”, anh Hoàn nói thêm.
Giá cước giờ cao điểm, ngày lễ, tết, ngày mưa gió của các ứng dụng đặt xe như Grab, Go-Viet có lúc tăng gấp đôi, gấp ba.
Mặc dù mức tăng được báo trước nhưng khách hàng vẫn tỏ ra không hài lòng về đặc điểm này do không biết cơ sở nào để tăng giá như vậy. Lý giải về điều này, đại diện Grab từng cho biết cước giờ cao điểm tăng do nhu cầu tăng.
Một số ứng dụng đặt xe lấy việc điều chỉnh giá cước giờ cao điểm làm ưu thế cạnh tranh khi bắt đầu tham gia thị trường. “Cam kết không tăng cước trong giờ cao điểm” là một trong những khẩu hiểu của các ứng dụng đặt xe mới xuất hiện gần đây như 'be' hay trước đó là FastGo, Mai Linh Bike.