Các thoả thuận hợp tác giữa Facebook và các công ty Trung Quốc nhận dữ liệu người dùng này vẫn còn hiệu lực. TheừanhậnchiasẻdữliệungườidùngchocôngtyTrungQuốkết quả giải vô địch quốc gia colombiao New York Times, Facebook hiện có quan hệ đối tác về chia sẻ dữ liệu với ít nhất 4 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei, Lenovo, Oppo và TCL. Được biết, đây là 4 trong số 60 công ty phần cứng nhận được quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook. Các thỏa thuận này đã cho Facebook sớm có được vị thế trong thị trường điện thoại di động từ năm 2007, trước khi các ứng dụng Facebook hoạt động độc lập tốt trên điện thoại.
Từ năm 2010, Facebook đã cấp quyền truy cập một số dữ liệu người dùng cho Huawei, một công ty thiết bị viễn thông đã bị tình báo Mỹ cảnh báo là mối đe dọa an ninh quốc gia, cùng với Lenovo, Oppo và TCL. Facebook cho biết, họ sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Huawei vào cuối tuần này. Trước đó, Apple và Samsung cũng bị cáo buộc là đã hợp tác với Facebook để truy cập vào dữ liệu người dùng nhưng CEO Tim Cook ngay lập tức phủ nhận. Trong khi đó, ông Francisco Varela, Phó Chủ tịch Facebook biện hộ rằng, tất cả những thỏa thuận của Facebook với Huawei, Lenovo, Oppo và TCL đều được kiểm soát ngay từ ban đầu. Việc hợp tác với các công ty Trung Quốc chỉ để "tích hợp phần mềm và dịch vụ vào những chiếc điện thoại của họ". Và "tất cả thông tin người dùng được thu thập bởi các thiết bị Huawei, sẽ được lưu trữ trên thiết bị chứ không phải trên các máy chủ của Huawei", ông Varela khẳng định. Tờ New York Times đã phát hiện ra một số nhà sản xuất còn có thể truy xuất thông tin cá nhân của người dùng từ bạn bè của họ trên Facebook, ngay cả khi họ tin rằng mình không chia sẻ bất cứ thông tin nào trên Facebook. Huawei và ZTE đang là 2 cái tên nằm trong tầm ngắm của Nhà trắng. ZTE bị Mỹ cáo buộc là mối đe dọa an ninh quốc gia và đang hứng chịu thiệt hại nặng nề từ lệnh cấm trong khi Huawei hiện cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra. H.N. (tổng hợp) ZTE được Mỹ cứu nhưng với cái giá đắt không tưởngZTE sẽ phải trả khoản tiền phạt 1 tỷ USD, cộng thêm 400 triệu USD tiền bảo lãnh không vi phạm trong tương lai nếu muốn chính phủ Mỹ xóa bỏ lệnh cấm. |