Hôm nay,ôidạycontiếngAnhnhờchiêuHƠtrận đấu serie b tôi đón Len đi học về ở trường mẫu giáo lớn, tôi được cô giáo hỏi “Chị có cho bé đi học thêm tiếng Anh ở đâu không vì cháu biết nhiều từ lắm chị ạ, có những từ chỉ vật dụng thông thường, chúng em chưa cần dạy mà cháu đã thành thạo rồi”. Quả thật, chuyện Len học giỏi tiếng Anh, tôi không lạ. Vậy nhưng tôi vẫn rất vui mừng và tự hào về con gái mình. Càng ngày, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng cách mình đang dạy con, đang học với con tiếng Anh ở nhà là đúng đắn. Bé Len nhà tôi năm nay 5 tuổi nhưng đã có một kho từ vựng tiếng Anh khá nhiều và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ này. Không cần trường song ngữ, giáo viên Tây....con gái tôi vẫn nói tiếng Anh như gió. Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2. | Lý thuyết suông thường không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi (ảnh minh họa) |
1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa. Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà. 2. Nói nhiều HƠN viết Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình. Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình. Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. 3. Hình ảnh HƠN lý thuyết Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên. Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ. 4. Học cụ HƠN giáo trình Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán. Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay. 5. Bắt chước HƠN ngữ pháp Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều. Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát. 6. Vui HƠN cho điểm Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào. Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện. Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học! (Theo Khám phá) |