Những đại học 'nhanh chân' chuyển đổi số_kết quả trận lecce
时间:2025-01-28 23:44:43 出处:World Cup阅读(143)
Những trường đại học “nhanh chân”
Giữa tháng 10,ữngđạihọcnhanhchânchuyểnđổisốkết quả trận lecce Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa vào vận hành thư viện thông minh. Đây là thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các khâu. Người dùng có thể dễ dàng tìm sách, mượn sách, đặt phòng học… chỉ với chiếc điện thoại thông minh.
Thư viện này còn kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Người học có thể đăng ký các phòng tự học, tra cứu tài liệu online trên website.
Thư viện thông minh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM |
Mặc dù có 3 cơ sở ở 3 nơi khác nhau nhưng thư viện chỉ cần 10 nhân viên để quản lý tất cả các hoạt động.
Theo bà Hoàng Tuyết Anh, Giám đốc thư viện, thì “thư viện này sẽ mang lại những giá trị mới, từ đó, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có cơ hội trở thành trường học đầu tiên của Việt Nam thậm chí là khu vực Đông Nam Á hoàn chỉnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện”.
Đây là một trong những “sản phẩm số” mới nhất của các trường đại học khu vực phía Nam.
Cách đây hơn một năm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thành lập Trung tâm Dạy học ảo (UTEx) để tổ chức các khóa học trực tuyến hoàn toàn (Online Courses) trong môi trường mạng internet.
Tính đến thời điểm này, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã triển khai quá trình chuyển đổi số được hơn 10 năm. Bên cạnh việc đã xây dựng được nền tảng dạy học số theo mô hình Blended Learning và Trung tâm dạy học ảo (UTEx), trường còn xây dựng được trung tâm dữ liệu lớn (Big data center) và nhiều chương trình chuyển đổi số khác như hệ thống phần mềm quản lý, KPIs, E-Portfolio, Social Media và UTE-TV…
Trường ĐH Văn Lang cũng đang phát triển hệ sinh thái đa dạng với trọng tâm là giáo dục đại học và Trung tâm Đổi mới sáng tạo, kết nối các thành tố trường đại học, doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu.
Theo lãnh đạo nhà trường, đây là những chiến lược kịp thời để phù hợp với bước chuyển mình của quốc gia trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, giúp mỗi người học trở thành một "công dân toàn cầu"…
Một quá trình dài hơi
Theo ông Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, mặc dù quá trình chuyển đổi số của trường đã diễn ra từ hơn 10 năm nay, nhưng với việc dạy học online, đến năm 2013 nhà trường mới bắt đầu triển khai mạnh thông qua nhận hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý dạy học (LMS) từ Trường ĐH bang Arizona (ASU) - một trường đại học dạy học online hàng đầu ở Mỹ.
Ông Dũng nhớ lại ở giai đoạn đầu, nhà trường bắt đầu chỉ với 17 giảng viên hạt nhân được đào tạo bởi các chuyên gia đến từ ASU. Đến năm 2018, nhà trường tiếp tục nhận hỗ trợ từ BlackBoard. Platform (nền tảng) này đang được sử dụng để dạy học online cho chương trình đào tạo chất lượng cao. Hiện nay, hàng năm có hơn 91 triệu lượt tương tác học tập trên cả nền tảng của hai trang dạy học số sử dụng cho hệ đại trà và hệ đào tạo chất lượng cao.
Cấu trúc nền tảng dạy học số tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM |
Với Trung tâm dạy học ảo (UTEx), bước đầu nhà trường tập huấn cho 24 giảng viên để xây dựng và tổ chức các khóa học trực tuyến cung cấp cho sinh viên và cựu sinh viên. Sau khi UTEx đi vào ổn định, theo ông Dũng, tham vọng của nhà trường là xây dựng các khóa học bằng tiếng Anh để cung cấp cho toàn thế giới, thực hiện mục tiêu quốc tế hóa giáo dục.
Để chuyển đổi số thành công, nhà trường đã trang bị cơ sở hạ tầng mạng với những thiết bị hiện đại, bao gồm hệ thống mạng lõi và hệ thống máy chủ. Nhà trường cũng đã xây dựng thành công và đưa vào sử dụng hệ sinh thái phần mềm quản lý, KPIs, E-Portfolio, Dashboard...
Bên cạnh đó, những năm gần đây, trường sử dụng hiệu quả mạng xã hội và kênh truyền hình UTE-TV để kết nối với doanh nghiệp và cựu sinh viên trong việc tài trợ, hỗ trợ đào tạo, định hướng nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên; Maketing số giáo dục và tư vấn tuyển sinh…
Trong khi đó, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thuộc nhóm trường sớm thực hiện chuyển đổi số ở khu vực phía Bắc.
Theo TS. Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, quá trình phát triển của chuyển đổi số gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Số hóa (Digitization), Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ (Digitalization) và Giai đoạn 3 - Chuyển đổi số (Digital transformation).
Tính theo các giai đoạn như vậy thì trước năm 2016, chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình sẵn có; 100% chương trình đã tích hợp kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Đến năm 2016, chương trình đào tạo được thiết kế bám sát theo chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng tính chuyên môn cao nhất định, vừa đáp ứng yêu cầu nền tảng rộng, liên ngành và các kỹ năng mềm như tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Tới năm 2017, khung các chương trình đào tạo được quản lý trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 1). Và năm 2020, quy trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo thực hiện trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 2).
Nhiều đại học đã đầu tư cho quá trình chuyển đổi số hàng chục năm trước |
Cụ thể hơn, ông Thực cho biết riêng về phương pháp dạy học, từ năm 2000, giảng viên đã soạn nội dung bài giảng dạng slides, video clips (Giai đoạn 1). Tới năm 2012, trường tổ chức đào tạo trực tuyến các học phần ngoại ngữ không chuyên. Năm 2015, đào tạo kết hợp (trực tuyến + trực tiếp) các học phần ngoại ngữ không chuyên trên Hệ thống elearning (Giai đoạn 2).
Và phải tới năm 2020, trường đào tạo trực tuyến 90% các học phần để ứng phó với đại dịch Covid-19, bên cạnh đó là hoàn thiện phân hệ Đào tạo kết hợp trong Đại học điện tử.
Đối với tuyển sinh, từ năm 1999, trường sử dụng công cụ phần mềm để tổ chức thi và xét tuyển (qua Giai đoạn 1và chớm vào Giai đoạn 2). Sau 20 năm, đến năm 2019, trường mới tổ chức, quản lý quy trình nghiệp vụ tuyển sinh trên Hệ thống đại học điện tử một cách toàn diện từ đăng ký xét tuyển, xét tuyển, xác nhận nhập học đến nhập học trực tuyến hoàn toàn (qua Giai đoạn 2).
Còn về tổ chức, quản lý quá trình đào tạo cũng từ 2015, trường thiết lập, sử dụng Hệ thống đại học điện tử để tổ chức, quản lý quá trình đào tạo một cách toàn diện từ Tuyển sinh, Phát triển chương trình đào tạo, Lập và kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo, Đánh giá kết quả học tập, Thu học phí đến Cấp văn bằng tốt nghiệp (Giai đoạn 2).
Ông Thực nhận định nhà trường đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo được lợi thế trong cạnh tranh và xác lập thương hiệu.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện những năm qua cho thấy việc triển khai còn chưa đồng bộ giữa các lĩnh vực, năng lực số của đội ngũ còn hạn chế dẫn tới chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế công nghệ số mang lại.
Nhóm PV Giáo dục
Bài 2: Chuyển đổi số giáo dục thách thức 'vùng an toàn' của người thầy
10 năm qua, trong khi nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị “nhấn chìm” bởi làn sóng công nghệ thông tin thì giáo dục đại học gần như không bị ảnh hưởng.
猜你喜欢
- Phạm Băng Băng sắp hết thời gian cấm sóng, tiết lộ dự án phim mới
- Hải Phòng: Phục dựng đình làng trái phép trên đất dự án
- ĐH Bách khoa Hà Nội: Để sinh viên ăn canh thừa là ‘không thể chấp nhận được’
- Thủ khoa 8 năm ở nhà kho, đi phụ bàn sau giờ học giờ ra sao?
- TP.HCM: Kênh Tàu Hủ ngập rác thải, nước đen kịt, bốc mùi hôi thối
- Bằng quốc tế Vicefo College được nhiều doanh nghiệp lớn 'ưng'
- Đội nón lá, hai 9x miền Tây đi bộ 450km đến cực Nam
- 'Vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đều hết'
- Hàng chục nghệ sĩ hát kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sĩ