Căn nhà lụp xụp của 2 mẹ con bà Phạm Thị Đẩu đã được chính quyền địa phương hỗ trợ sửa chữa 2 lần. |
Một ngày nắng giữa tháng 11,áitróimẹgiàvàoghếmỗingàymơmộtlầnđượcđếnviệnkhámbệtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay chúng tôi đến thăm gia đình bà Phạm Thị Đẩu, Ấp 1, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Nhà của 2 mẹ con bà nằm giữa cánh đồng, lối đi nhỏ chỉ một chiếc xe máy cũng khó khăn. May thay, trời nắng. Nếu có cơn mưa, nước ngập, muốn vào nhà bà, chúng tôi chỉ có thể mò mẫm đi bộ, không cẩn thận một chút sẽ ngã xuống ruộng lúa 2 bên.
"Cửa" cổng của gia đình bà là một tấm lưới mỏng, được chăng ra để ngăn vài con gà đang đẻ trứng. |
Bà Phạm Thị Đẩu sinh năm 1955, không chồng, không con, sống cùng người mẹ già 94 tuổi. Nói đến hoàn cảnh gia đình bà, người dân ở Ấp 1, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM đều lắc đầu ngậm ngùi.
Mẹ của bà Đẩu sinh được 2 người con gái, một người không chồng con, một người lấy chồng, sinh được 3 đứa thì chồng bỏ, 3 đứa cháu đều ly tán, không biết đi đâu. Bà Đẩu cứ thế ở cùng mẹ hơn 60 năm.
Có khách đến, bà Đẩu mới bật bóng đèn trong nhà cho bớt tối tăm. |
Ngôi nhà chỗ vách đất, chỗ quây lợp tôn là nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ sửa chữa tới 2 lần. Dù bên ngoài đang nắng chang chang, nhưng bên trong vẫn tăm tối, ẩm thấp, đồ đạc bày biện khắp nơi.
Bất ngờ vì người lạ đến thăm, bà Đẩu vội vàng, bước thấp bước cao đi lấy quần mặc cho mẹ. Trên chiếc ghế nhựa, một cụ bà gầy gò, ngồi ngơ ngác. Bà Đẩu nói giọng giật cụt: “Mẹ tôi 95 tuổi rồi, bị ma nhập, lúc nhớ lúc không”.
Mỗi ngày, bà đều phải cột mẹ vào ghế. Trước đây, khi còn khỏe, bà dìu mẹ ngồi, nhưng đến hiện tại, lưng còng, sức yếu, bà chỉ có thể kéo lê. Đôi lúc bà cụ kêu la, ngửa tay xin, bà Đẩu lại trách nhẹ: “Vừa ăn xong mà, ăn gì ăn hoài. Mẹ kỳ quá”.
2 mẹ con ăn chung một bát cháo đậu nhưng bà Đẩu vẫn cười như một đứa trẻ. |
Bữa ăn hằng ngày của 2 mẹ con bà thường là cháo trắng, hôm nay, có thêm ít đậu xanh. Bà Đẩu chỉ vào bát cháo còn sượng hạt cơm nói: “Để sẵn bát cháo, bà cụ không ăn nữa thì tôi ăn”. Nói rồi, bà bưng lên ăn thật. Ăn ngon lành.
Nhớ ra đến giờ uống thuốc chữa đau khớp, bà Đẩu lấy 4 viên thuốc Đông y trong cái bọc nhỏ. Đó là thuốc trị viêm mũi. Khi được hỏi tại sao lại dùng thuốc trị viêm mũi để chữa bệnh đau khớp, bà lại cười ngờ nghệch, khen thuốc nhạy, khen đôi chân từ ngày uống thuốc đã đỡ hơn nhiều.
Bà Đẩu uống thuốc trị viêm mũi mỗi khi chân đau. |
Trước đây, bà Đẩu cũng làm ruộng, rảnh rỗi, lại hái rau đi bán. Hiện tại, bà không còn sức để đi xa. Ở nhà, bà cố gắng nuôi vài con gà cho nó đẻ trứng, cộng với tiền hỗ trợ của bà cụ, mỗi tháng 380.000 nghìn đồng, 2 mẹ con sống lay lắt qua ngày. Đôi lúc, bà được cho vài ba trăm nghìn, nhưng chẳng bao giờ bà dám ăn đến tiền ấy. Bà phải để dành đi mua thuốc mỗi khi ốm đau. Bệnh tật là nỗi sợ hãi lớn nhất của bà. Bởi nếu bà nằm xuống, sẽ chẳng còn ai chăm sóc người mẹ già lẩn thẩn.
Ông Trần Công Dung, tổ trưởng Tổ 12, Ấp 1, xã Hưng Long cho biết, trước đây, khi còn sức khỏe và đi làm được, bà Đẩu thường từ chối những khoản hỗ trợ của chính quyền địa phương. Bà muốn nhường cho người khác, vì bà vẫn còn làm được. Đến nay, sức khỏe đã kém, bà chỉ có thể quanh quẩn gần nhà, chăm sóc mẹ già.
Mỗi lần ốm, bà Đẩu chỉ biết nhờ người ra hiệu thuốc Đông y quen thuộc mua thuốc về uống mà không qua thăm khám. Cả đời người đàn bà hơn 60 tuổi chưa từng đặt chân đến bệnh viện trong thành phố. Ước mơ của bà là được một lần đi khám tại Viện Y học Dân tộc TPHCM.
Nụ cười của bà Đẩu khi nói đến ước nguyện đi bệnh viện khám bệnh. |
Ông Trần Văn Châu, Trưởng Ấp 1, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh chia sẻ, người dân quê ông vẫn còn nhiều hộ rất nghèo. Mặc dù gia đình bà Đẩu được quan tâm hơn vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng chính quyền cũng chỉ hỗ trợ đôi lúc bằng những phần quà vật chất nho nhỏ, không đáng bao nhiêu.
Mong lắm những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để bà Phạm Thị Đẩu có thể thỏa nguyện được đến bệnh viện thăm khám, có sức khỏe để chăm sóc mẹ già.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: