Nền kinh tế Lâm Đồng đi qua năm 2022 với những khó khăn nghiêm trọng và những khó khăn này được dự báo vẫn có thể kéo dài đến hết năm 2023. Mặc dù vậy,ươngmạiđiệntửgiúpnôngsảnLâmĐồngngàycàngkhẳngđịnhgiátrịkèo nhà cái 1 theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng như của các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử của Lâm Đồng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao.
Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm, từ 2023 đến 2025. Thành tựu trên mang lại sự khích lệ to lớn đối với cộng đồng kinh doanh trực tuyến của địa phương này.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo xếp hạng của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Lâm Đồng xếp hạng 13/58 tỉnh về chỉ số phát triển thương mại điện tử, tăng 7 bậc so với năm 2022. Trong các chỉ số thành phần, thì chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin tuy có tăng điểm so với năm 2022 nhưng thứ hạng không thay đổi.
Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng giảm điểm đáng kể, chỉ còn 10,3 điểm và tụt 25 bậc so với năm 2022 ( năm 2022 - 19/56 và năm 2023 - 44/58).
Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tăng 10,94 điểm, tăng 11 bậc và đứng thứ 12/58 tỉnh, thành phố được xếp hạng. Với chỉ số này, Lâm Đồng vẫn thuộc nhóm phát triển thương mại điện tử ở mức trung bình của cả nước và đứng đầu trong 5 tỉnh Tây Nguyên.
Dù chưa có sự phát triển vượt bậc như kỳ vọng, tuy nhiên, việc hàng hóa của Lâm Đồng, đặc biệt là các sản phẩm nông sản đặc hữu được đưa lên sàn thương mại điện tử đã giúp cho người tiêu dùng trong cả nước có nhiều cơ hội tiếp cận với nông sản của Lâm Đồng, nhất là ở các thị trường xa về khoảng cách địa lý vốn không phải là khách hàng truyền thống.
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, hoạt động kinh doanh sôi động trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là nét nổi bật của thương mại điện tử Lâm Đồng trong năm 2022 và hai quý đầu năm 2023.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số Lâm Đồng, chỉ tính riêng trong năm 2022, đã có 74.000 hộ với hơn 800 sản phẩm được các cơ quan hữu quan hỗ trợ đưa lên các sàn thương mại điện tử. Số lao động tại các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như zalo, whatsapp, viber, facebook messenger liên tục tăng qua từng năm.
Nông sản của Lâm Đồng chủ yếu được phân phối qua hai ông lớn của sàn thương mại điện tử là shoppe và lazada. Tiktok shop dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng cũng đã vươn lên vị trí thứ ba trong các kênh phân phối của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại Lâm Đồng.