Bao bì có vai trò hết sức quan trọng,ắmkhôngbaobìlựachọnthôngminhchothờiđạimớbóng đá cúp c1 hôm nay không đơn giản để bảo quản sản phẩm mà còn tạo nét riêng biệt cho từng thương hiệu, gây hứng thú với khách hàng.
Tuy nhiên, chắc chắn đã không ít lần đi siêu thị, bạn cảm thấy "ngập ngụa" với bao bì, từ thứ nhỏ nhất người ta cũng bọc chúng trong vài lớp giấy hoặc nylon. Trông có vẻ xịn nhưng vô hình chung điều này lại gây lãng phí, tăng giá thành sản phẩm.
Bạn đã bao giờ nghe tới một phương thức kinh doanh, nơi tất cả hàng hóa đều không có bao bì? Điều này không quá mới mẻ, thực sự phong trào mua sắm không bao bì đã nổi lên từ năm 2015 tại một cửa hàng bán lẻ ở Đức.
Trong khi các nhãn hàng đua nhau thu hút người tiêu dùng bằng bao bì và quảng cáo, liệu xu hướng có vẻ "lạ đời" này sẽ sống tốt?
Khởi đầu cho phong trào mua sắm không bao bì (packet-free) là cửa hàng Original Unverpackt ở Berlin. Với hơn 600 sản phẩm được bày bán: hóa mỹ phẩm, thực phẩm... Original Unverpackt dường như đã mang lại một xu thế mới không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà còn thay đổi hình thức tiêu dùng truyền thống.
Chúng ta đã quá quen với việc "tay không" đi mua sắm, chất đống hàng hóa vào giỏ và đem ra tính tiền. Tuy nhiên, với Original Unverpackt thì mọi việc sẽ hơi khác.
Khách hàng sẽ đến với các vật dụng như chai, lọ, hộp, túi... để đựng hàng hóa, lấy một lượng vừa đủ nhu cầu sử dụng từ các bình chứa lớn trong cửa hàng. Hình thức kinh doanh này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của những con người yêu môi trường.
Ngay sau khi Original Unverpackt ra đời, nhiều chuỗi cửa hàng "nói không với bao bì" đã nhanh chóng mọc ra ở Ý như Effecorta, Negozior Leggero, In.Gredient ở Austin, Mỹ, Be Unpackaged ở London, Anh, Zero Waste Market ở Vancouver...
Mới lạ, hấp dẫn người dùng ngay từ phương thức kinh doanh, những cửa hàng không bao bì còn thu hút khách hàng nhờ lối thiết kế thân thiện, cao cấp. Mặt khác, do không chú trọng vào phát triển bao bì nên giá cả sẽ giảm được khá nhiều.
Cùng với đó là sự tiện lợi, trong khi hầu hết nhiều người tiêu dùng lúng túng với việc liệu một cửa hàng tạp hóa như vậy có đảm bảo các nhu yếu phẩm cần dùng, trong khi cần phải đáp ứng quỹ thời gian eo hẹp của họ? Hầu hết các cửa hàng này bày bán không chỉ các nhu yếu phẩm, thực phẩm mà còn có cả giày dép, quần áo. Sự ra đời của các cửa hàng không bao bì nhằm trực tiếp hạn chế tối đa rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng như những tác hại về mặt sức khỏe ấn chứa trong bao bì bằng nhựa và nylon thường được sử dụng phổ biến hiện nay.
Dĩ nhiên, những ông lớn trong ngành bán lẻ không thể bỏ qua xu hướng này. IKEA - thương hiệu bán lẻ đến từ Thụy Điển đã triển khai kế hoạch không rác thải (zero-waste) vào năm 2020, Nestlé cũng cam kết tương tự với 23 nhà máy ở Thụy Sĩ từ năm 2015.
Trung bình, mỗi người trên thế giới thải ra 1,2 kg rác thải/ngày, con số này bao gồm bao bì các sản phẩm được sử dụng hàng ngày như nhu yếu phẩm và thực phẩm. Với tình trạng đang ngày càng báo động về biến đổi khí hậu trên thế giới, mua sắm không bao bì dường như là cách đơn giản nhất để bất cứ ai có thể bảo vệ môi trường.
Theo GenK
(责任编辑:La liga)