Dùng liên tục hơn hai năm,ảnhbáokhidùnghoạthuyếtdưỡngnãotừchuyêtileca cuocbongda hom nay tình trạng mất ngủ, đau đầu hay chóng mặt của người phụ nữ mắc tiểu đường này vẫn không đỡ, trong khi đường huyết có khi tăng vọt. Bà lo lắng hơn khi đọc được thông tin cảnh báo của Bệnh viện Việt Đức về việc người dùng hoạt huyết dưỡng não trong thời gian dài lại bị thiếu máu nặng, cần truyền máu.
Một bệnh nhân là thợ mộc 38 tuổi, vào viện vì chấn thương tay nhưng không cầm được máu. Bác sĩ phát hiện anh từng phẫu thuật và điều trị chống đông heparin. Anh kể, thấy mẹ thường xuyên dùng hoạt huyết dưỡng não nên cũng dùng ké trong nửa năm. Điều này khiến vết thương của anh càng chảy máu nhiều, lâu dần thành thiếu máu nặng.
Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, ở Việt Nam, thuốc hoạt huyết dưỡng não chứa Ginkgo Biloba chiết xuất từ lá cây bạch quả được sử dụng phổ biến. Với giá mua thấp, nhiều người bệnh uống hoạt huyết dưỡng não do nghe theo các quảng cáo mà không cần kê đơn, sử dụng với liều lượng và thời gian không cố định, kéo dài, không được theo dõi tác dụng phụ.
BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), cho biết nhiều bệnh nhân đến khám ở Trung tâm có thời gian đau đầu kéo dài, thậm chí từ 10-15 năm nay, có thâm niên dùng hoạt huyết dưỡng não lâu năm mà không hề có chỉ định, tư vấn.
Tương tự, tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), không ít bệnh nhân, đặc biệt là người trung niên trở lên, tìm tới bác sĩ để tư vấn về việc sử dụng hoạt huyết dưỡng não, bổ thần kinh.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm, cho hay nhiều người ngoài nhu cầu điều trị mất ngủ, chóng mặt còn sử dụng với mục đích dự phòng, ngăn ngừa đột quỵ vì nghĩ rằng sản phẩm giúp lưu thông máu, không gây tắc nghẽn các mạch máu… PGS Tôn khẳng định đây là quan điểm sai lầm.
Theo vị chuyên gia, hầu hết các loại hoạt huyết dưỡng não trên thị trường hiện nay đều là thực phẩm chức năng, không phải thuốc. Hoạt huyết dưỡng não không có trong phác đồ điều trị đau đầu, chóng mặt hay đột quỵ hiện nay của Bộ Y tế.
Hoạt huyết dưỡng não dùng tùy tiện có thể gây tương tác thuốc, ai không nên uống?
Theo TS.BS Trần Thị Ngọc Anh, Phó Trưởng khoa Khoa Xét nghiệm huyết học - Bệnh viện Việt Đức, Ginkgo Biloba được ứng dụng trong vấn đề chống oxy hóa, chống gốc tự do nhưng cũng gây giảm ngưng tập tiểu cầu với collagen nên gây chảy máu lâu cầm ở người bệnh chấn thương, đặc biệt người có điều trị chống đông.
Nếu người bệnh vừa dùng thuốc chống đông như Sintrom, Heparin, Aspirin lại dùng cả thuốc chứa Ginkgo Biloba thì có thể làm tăng tác dụng các thuốc này và làm tăng nguy cơ chảy máu.
TS Ngọc Anh cảnh báo về việc tăng nguy cơ xuất huyết ở người bệnh chấn thương có dùng Heparin và Ginkgo Biloba. Ginkgo Biloba còn có thể gây đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn và tiêu chảy nếu người có cơ địa dị ứng với hoạt chất này.
Đồng quan điểm tuỳ tiện dùng thuốc có thể dẫn tới tương tác thuốc, PGS Tôn cho hay một số thuốc gây ra chống đông làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Đặc biệt, với người dùng các thuốc chống đông, liên quan tới bệnh lý đột quỵ, tim mạch (như đặt stent, van tim, huyết áp cao…), cần tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
“Khi sử dụng nhiều thuốc sẽ bị tương tác, các thành phần gây tương tác làm giảm tác dụng, mất tác dụng hoặc gây ra biến cố chảy máu”, PGS Tôn cho biết.
Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cũng cảnh báo không sử dụng hoạt huyết dưỡng não cho phụ nữ có thai, người có bệnh rối loạn về máu, rong kinh, người đang xuất huyết; không sử dụng cho bệnh nhân nhồi máu não cấp, nhồi máu cơ tim cấp, người tâm thần phân liệt, người thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần được bác sĩ tư vấn, chỉ định dùng loại phù hợp.
Bệnh nhân rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, cần xác định rõ nguyên nhân để lựa chọn, phối hợp thuốc điều trị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
(责任编辑:World Cup)