ĐoànThanh niên 2 tỉnh Bình Dương và Đắc Lắc vừa tiến hành ký kết chương trình phốihợp hoạt động giai đoạn 2011-2015. TheổitrẻBìnhDươngvàĐắcLắcSẽphốihợptổchứcnhiềuhoạtđộngthiếtthựkết quả giải thụy điểno đó, trong giai đoạn này 2 đơn vị sẽphát huy những điểm mạnh, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằmmang lại những đóng góp hiệu quả cho cộng đồng; tạo môi trường giao lưu học hỏikinh nghiệm lẫn nhau. Nhân sự kiện này, PV Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổivới chị H’Kim Hoa Byă - Bí thư Tỉnh đoàn Đắc Lắc.
Đại diện hơn đơn vị ký kết chươngtrình phối hợp hoạt động giai đoạn 2011-2013
-Tại sao Đoàn Thanh niên Đắc Lắc lại chọn Bình Dương để ký kết chương trình phốihợp hoạt động mà không là một nơi nào khác?
- Đoàn Thanh niên Bình Dương cónhiều mô hình hoạt động hay và chúng tôi muốn học hỏi những cái hay ấy để ápdụng vào công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh nhà.
-Chị có thể nói cụ thể hơn về những cái hay mà chị vừa đề cập?
- Đắc Lắc là một trong những tỉnhtrung tâm của Tây nguyên. Đoàn Thanh niên tỉnh Đắc Lắc có 22 đơn vị trực thuộc,trong đó 15 huyện, thị xã, thành phố và 7 đơn vị trực thuộc. Thanh niên Đắc Lắcchủ yếu tập trung nhiều ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, những năm gần đây Đắc Lắcđã đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp, đô thị cũng dần được nâng lên, vì thếchúng tôi mong muốn học tập nhiều hơn các mô hình như đoàn kết tập hợp thanhniên khối đô thị và thanh niên khối công nhân. Những mô hình “Đoàn kết, tập hợpTNCN”, “Phổ cập tin học”, “Phổ biến pháp luật” của Bình Dương... đều là nhữngmô hình rất hữu ích trong công tác chăm lo phát triển thanh niên mà chúng tôicó thể ứng dụng.
-Nội dung trọng tâm mà 2 đơn vị sẽ hợp tác là gì, thưa chị?
- Nâng cao hiệu quả công tác giáodục của Đoàn, đẩy mạnh xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; Mở rộng tập hợp thanhniên và chăm lo, hỗ trợ thanh niên; tình nguyện vì cộng đồng; các hoạt động vìđàn em... Xoay quanh 4 nội dung này, nhiều hoạt động mà 2 đơn vị sẽ phối hợp tổchức thực hiện là đẩy mạnh công tác giao lưu kết nghĩa với các huyện biên giới,các đồn biên phòng nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hảiđảo”; phối hợp tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, làmnhịp cầu nối cho các đơn vị thanh niên xung phong, các đơn vị kinh tế của thanhniên trao đổi kinh nghiệm học tập mô hình và chuyển giao thực hiện các dự ánkinh tế, đặc biệt là dự án trồng cao su; luân phiên hàng năm tổ chức các chươngtrình trao đổi kinh nghiệm công tác và mô hình tập hợp thanh niên, đặc biệt làtrong các lĩnh vực thanh niên vùng tôn giáo, dân tộc, TNCN trong các KCN, nhàtrọ; tổ chức thăm tặng quà tết cho các chiến sĩ đang công tác tại đồn biênphòng, xây dựng tủ sách thanh niên, tổ chức các đợt văn hóa, văn nghệ, thể dụcthể thao...
Mục đích chính của sự hợp tác này lànhằm tạo sự giao lưu học hỏi giữa tuổi trẻ 2 tỉnh, trên tinh thần quan tâm, hỗtrợ các đơn vị khó khăn, tạo động lực cùng nhau hoàn thành tốt chương trìnhcông tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm. Yêu cầu của chúng tôi làphải bảo đảm những nội dung ký kết được thực hiện nghiêm túc, mang lại nhiều ýnghĩa thiết thực cho tuổi trẻ 2 tỉnh.
-Chị có thể giới thiệu một vài điểm mạnh trong công tác Đoàn của Đắc Lắc mà BìnhDương có thể tham quan, học tập?
- Về mặt công tác Đoàn và phong tràothanh thiếu nhi thì Bình Dương luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu qua cácnăm. Tuy nhiên, mỗi một tỉnh đều có đặc thù, thế mạnh riêng. Đắc Lắc gắn liềnvới những tính chất đặc trưng của vùng miền Tây nguyên, lại gần biên giới nênsẽ rất thuận lợi để Bình Dương phối hợp tổ chức các hoạt động tình nguyện cộngđồng, công tác xã hội. Nói chung, Bình Dương cần chúng tôi chia sẻ gì, chúngtôi sẽ rất sẵn lòng...
-Xin cảm ơn!
NGỌC TRINH