"Điểm độc đáo của hệ thống tên lửa Oreshnik là,ỹNATObấtlựctrướctênlửaquotkhôngthểđánhchặnquotcủtỷ lệ tỷ số thứ nhất, đây là tên lửa tầm trung - bay với khoảng cách từ 1.000km đến 5.500km - và thứ hai, nó là tên lửa siêu vượt âm, bay với tốc độ Mach 10", cựu Đại tá quân đội Nga và nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin nói với hãng tinSputnik.
Chuyên gia Nga lưu ý, tốc độ Mach 10, hay gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tương đương với 3km mỗi giây. Ông Litovkin cho rằng, khó có hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có khả năng đánh chặn những tên lửa siêu vượt âm này.
"Phương Tây không có tên lửa bay với tốc độ như vậy hoặc tên lửa siêu vượt âm nào như vậy. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần khoe rằng họ có những tên lửa tương tự, nhưng họ chưa bao giờ cho tên lửa bay để thể hiện điều đó", ông Litovkin nói thêm.
Ngoài ra, tên lửa Oreshnik cũng được trang bị nhiều đầu đạn. "Tên lửa tăng tốc toàn bộ đầu đạn lên tốc độ siêu vượt âm với các khối tách biệt bay đến mục tiêu cũng ở tốc độ siêu vượt âm", ông Litovkin nói.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa mới của Nga có thể mang theo ít nhất 6 đầu đạn. Tên lửa được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.
Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là các đầu đạn riêng biệt mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với trang tin Izvestiyarằng, Oreshnik có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hiện có. Nó cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố nằm ở độ sâu lớn mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa tầm trung Oreshnik sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiếp cận các mục tiêu quan trọng của NATO ở châu Âu. Theo một số ước tính, tên lửa này có thể tiếp cận căn cứ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan trong vòng 8-11 phút.
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao. Dựa trên nhiệm vụ và tầm bắn, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", Sergey Karakayev, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố.
Đài BBC dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu, nhưng chưa thể tới Mỹ.
Báo Le Monde dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cho rằng, các hệ thống phòng không của phương Tây có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga nhưng khó có thể bắn hạ tên lửa.
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, trong vụ phóng mới nhất, thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại thành phố Dnipro là 15 phút. Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là sự hiện đại hóa vũ khí cũ của Liên Xô. Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chưa nước nào trên thế giới có loại vũ khí như vậy. Theo ông, các quốc gia khác đang nghiên cứu những phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa.
Tổng thống Putin ca ngợi Oreshnik là tên lửa có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Ông xác nhận tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)