Ngày 26/5/2020,ópýchươngtrìnhpháttriểncôngnghiệpCNTTđiệntửviễnthôngđếnnăcái hôm nay Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
Hội thảo góp ý cho dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 26/5/2020. |
Hội thảo có sự tham dự của ông Trần Đức Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam; ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Hoàng Hữu Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cùng các chuyên gia đến Viện Chiến lược TT&TT; Cục An toàn thông tin; Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội; Công ty Vinsmart; Công ty OSB...
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Trần Đức Lai cho biết, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 392 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020. Thời gian qua, chương trình này đã đạt những kết quả nhất định.
Đặt nhiều kỳ vọng vào dự thảo chương trình mới, ông Lai nhận định, chương trình mới bao hàm lĩnh vực rộng hơn, bao gồm cả công nghiệp CNTT và điện tử viễn thông. Đây là một chương trình lớn, rất có ý nghĩa cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Theo bản dự thảo 4.0 được ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT giới thiệu tại hội thảo, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2023, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 được xây dựng trên quan điểm coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm thực hiện thành công các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong việc phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông Việt Nam. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông là con đường chủ đạo, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với khu vực và thế giới.
Chương trình cũng tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo thị trường; nuôi dưỡng hệ sinh thái thuận lợi; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm chủ công nghệ số của doanh nghiệp và con người Việt Nam nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng, sức cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự thảo Chương trình còn nhấn mạnh rõ quan điểm, Chương trình này là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam; lấy doanh nghiệp là hạt nhân, lấy thị trường chuyển đối số trong nước làm bàn đạp vươn ra khu vực và thế giới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
Một trong những mục tiêu được đề ra tại dự thảo chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến năm 2025 là có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông. (Ảnh minh họa) |
Trên quan điểm đó, cơ quan xây dựng dự thảo Chương trình đã đề xuất hàng loạt mục tiêu cụ thể cần đạt được giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2025 như: tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước; có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông, trong đó có 10 doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD; có 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trên 1 tỷ USD; doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT trong nước làm chủ công nghệ, cung cấp được 90% các loại sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh...
Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo Chương trình cũng đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm; Phát triển doanh nghiệp; Thông tin, truyền thông; Nâng cao chất lượng nhân lực và Phát triển thị trường.
Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý trực tiếp cho dự thảo Chương trình như: cần xây dựng một danh sách các công nghệ lõi mà Việt Nam sẽ tập trung đầu tư phát triển; có quy định một hệ sinh thái để đưa công nghệ lõi ra thành sản phẩm thương mại hóa; có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ toàn cầu; đề xuất đưa thêm điện tử gia dụng vào Chương trình; hay việc cần thiết có quy định các chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng để thúc đẩy các daonh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT, điện tử viễn thông trong nước; đề xuất ...
Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.
Tại Chỉ thị 01 ngày 1/1/2020 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bộ TT&TT giao Vụ CNTT chủ trì là hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo kế hoạch, dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình này sẽ được Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2020.
M.T.