“Than thở” về Thông tư 30_trận banh tối nay

时间:2025-01-15 08:01:27来源:Betway作者:La liga

Đọc bài viết “Đừng lo Thông tư 30,ởvềThôngtưtrận banh tối nay hãy lo giáo viên!”, tôi nghĩ có một số chuyện cần trao đổi lại.

Với Thông tư 30, khi giáo viên giỏi nghề, có tâm, phụ huynh sáng suốt, có trách nhiệm… sẽ không ai nghĩ mình là nạn nhân của ai cả.

Ý kiến của tác giả bài viết cho rằng “Sửa để cho nó (Thông tư 30) chạy tốt hơn (…), đừng có bỏ” cũng là hợp lí, bởi Thông tư 30 là sản phẩm, là trí tuệ của tập thể những nhà quản lí giáo dục có chuyên môn. Phủ định sạch trơn Thông tư 30 để chiều lòng một bộ phận dư luận là việc làm thiếu thận trọng, nếu không muốn nói thẳng ra là thiếu trách nhiệm.

{keywords}
Ảnh minh họa

Nhưng những điều các giáo viên nói về Thông tư 30 là dựa trên kinh nghiệm họ rút ra từ thực tế giảng dạy, họ phát biểu những điều đó hoàn toàn có trách nhiệm chứ không phải nói cho vui, ra vẻ nguy hiểm.

Nghề giáo - đặc biệt là dạy Tiểu học, với đặc thù của nó, dễ bị soi xét, về lí thuyết - tất nhiên chỉ là lí thuyết - không phù hợp với những người ưa chém gió, tỏ ra nguy hiểm.

Là cha mẹ, ta mong con cái mình có một tuổi thơ trọn vẹn, với nghĩa là học ít đi và tiếp xúc thực tế với cuộc sống, trải nghiệm nhiều hơn, điều đó không sai nhưng việc “học ít đi” cần phải được hiểu thế nào cho đúng. Những tác động của lối học cày cuốc, của áp lực xã hội đến tâm lí trẻ em Nhật Bản thì ta đã nói nhiều, nhưng sự thần kì Nhật Bản cũng phần nào được ươm mầm từ đó.

Bài viết đưa ra minh chứng cho việc vẫn có những nơi thành công với việc áp dụng Thông tư 30, đồng thời làm mọi người khắc sâu thêm định kiến “học sinh, phụ huynh là nạn nhân trong cuộc chiến giữa Thông tư và giáo viên”. Nhưng bài viết chưa nói rõ 2 trường đó là trường nào: Dân lập hay Quốc lập, Tư thục hay Công lập, Quốc gia hay Quốc tế.

Bởi nói rõ đó là trường nào sẽ giải quyết được câu chuyện kể về những giáo viên nước ngoài nhận xét rất nhanh và rất trúng ngay trong giờ học bằng những nét chữ viết vội. Một bên giáo viên được trả lương xứng đáng để làm tất cả những việc đó, được giao cho những lớp học nhỏ xinh vừa sức với họ và một bên là ngược lại: Lương không cao, lớp đông đến quá tải… Và giáo viên nào có thể “đúng” và “trúng” với một lớp 50 - 60 cháu trong một tiết học.

Và giáo viên nào dám nhận xét bằng nét “chữ rất xấu” trong một xã hội vẫn coi “nét chữ là nết người”, có vô số phụ huynh chỉ rình cô giáo viết xấu là chụp ảnh đưa lên Facebook.

Nếu tôi không nhầm, thì lương là số tiền trả cho 40 giờ lao động trong một tuần, nghĩa là giờ hành chính. Giáo viên cũng như bao người khác, có lao động, có nghỉ ngơi, có gia đình, có chồng (vợ) con. Có thể khẳng định, giáo viên (đặc biệt là giáo viên Tiểu học)là một trong số rất nhiều nghề mà sau giờ hành chính vẫn phải mang việc về làm cho xong chứ không hoàn toàn nhàn như ai đó nghĩ.

Ngay cả suy nghĩ “Hầu hết các kiến nghị là nhằm giảm công việc cho giáo viên, chứ không có kiến nghị nào để tăng chất lượng, hiệu quả học tập cho học sinh” cũng cần hiểu được theo hướng tích cực, vì giảm công việc cho giáo viên thì người được lợi đầu tiên là học sinh (tất nhiên, sau giáo viên), bởi lẽ có những giá trị vô hình mà sự thư thái, vô tư của đời sống thường nhật sẽ được “quy đổi” hoặc “chuyển hóa” vào giờ dạy.

Các phụ huynh xót đồng học phí do mình đóng, điều đó đương nhiên, nhưng có lẽ là hơi quá khi yêu cầu giáo viên phải “cháy hết mình” trong lúc học phí chỉ có mấy đồng và lương giáo viên thì ba cọc ba đồng. Chúng ta không dùng những mĩ từ như “cống hiến”, “đóng góp”, bởi vấn đề ở đây là “lao động” và “tiền công”. Chúng ta chỉ cần mỗi người làm đúng nhiệm vụ của mình, và mong muốn họ được trả công xứng đáng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Giáo viên đáng được đồng cảm hơn là lên án

Tất cả những điều bài viết nói về đổi mới, về chuyển mình, dịch chuyển, tôi tin đều đúng cả, nhưng ta thử xem các giáo viên Tiểu học là sản phẩm của một môi trường như thế nào. Họ chỉ là những người phải vật lộn giữa bao nhiêu quy chế, quy định, nội quy,… hiện hành. Họ đáng được đồng cảm hơn là lên án. Rất mong các phụ huynh,dù giỏi hay chưa giỏi, chung tay với họ để dạy dỗ các cháu.

Tôi cũng tin “Giáo viên giỏi nghề, có tâm, là đất nước có lãi lắm!”, và tôi tin đại đa số giáo viên là người có tâm (chuyên môn tôi không dám bàn) bởi không có tâm thì đâu theo được cái nghề bạc bẽo này. Các bạn ở thành phố, chỉ nhìn thấy những giáo viên sạch đẹp, chải chuốt, có vẻ nhàn nhã mà đâu nhìn thấy vô số giáo viên sống ngang mức nghèo khổ ở vô vàn vùng quê khác?

Và tôi tin rằng, muốn “đất nước có lãi” thì không chỉ cần “Giáo viên giỏi nghề, có tâm”. Theo tôi, “Phụ huynh cũng cần phải sáng suốt, có trách nhiệm và có tâm. Học sinh cũng cần được nuôi dưỡng trong một gia đình có tâm và có trách nhiệm”.Sự lời lãi mà cộng đồng được hưởng sẽ thật trọn vẹn và ý nghĩa khi không cần phải xây dựng trên sự thua thiệt của một thiểu số hay đa số nào.

Khi ấy, tất cả sẽ cùng nhìn về một phía. Khi ấy, không ai nghĩ mình là nạn nhân của ai cả.

Nhà giáo Văn Uyên

相关内容
推荐内容