Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2018,ấptớitriệuđồngđểquảngbáđăngkýthươnghiệusảnphẩmcôngnghiệphỗtrợlichbd hom nay Thông tư 29 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành tại Quyết định 10 ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình). Thông tư này áp dụng với cơ quan quản lý Chương trình, các đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc Chương trình và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình.
Cùng với việc nêu rõ nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thông tư 29 của Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể các điều kiện để được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện gồm: Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp với nội dung quy định khoản 2 Điều 10 Quyết định 10 ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công Thương đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp trung ương; UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương);
Đơn vị đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ); Cam kết của đơn vị thực hiện đề án công nghiệp hỗ trợ chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung và thẩm định của cơ quan phê duyệt đề án; Trong 2 năm tính từ thời điểm nộp hồ sơ không thuộc một trong các trường hợp: đã chủ trì đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; giao nộp sản phẩm không đúng hạn và không có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng kinh phí đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ không theo quy định hiện hành.
Về nội dung chi và mức chi, theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Tài chính, đối với nội dung kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, mức hỗ trợ tối đa 100% các khoản chi phí gồm: chi xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế.