Kể từ tháng 10/2023,ứcmạnhnhómtácchiếntàusânbayMỹđiềutớiTrungĐôngngănchặnxungđộkèo nhà cái tỷ lệ kèo nhà cái 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R. Ford và USS Dwight D. Eisenhower của Hải quân Mỹ đã được điều động tới và rời khỏi khu vực Trung Đông. Mới đây, Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ rời khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tới Trung Đông trong phạm vi quản lý của Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ (CENTCOM).
Theo tờ Business Insider, gần 9 tháng qua, ngoài chiến dịch quân sự của quân đội Israel ở Dải Gaza và các cuộc tấn công của nhóm vũ trang Houthi ở Yemen nhằm vào tàu bè đi qua Biển Đỏ và vịnh Aden, nhiều người còn lo ngại về khả năng bùng phát một cuộc chiến tổng lực giữa Israel và nhóm Hezbollah ở Lebanon.
USS Gerald R. Ford
Sau vụ tấn công bất ngờ của nhóm Hồi giáo Hamas vào miền nam Israel ngày 7/10/2023, tiếp đó là đòn trả đũa của Israel vào Hamas ở Dải Gaza, một làn sóng bạo lực đã bùng phát ở khắp Trung Đông. Mỹ đã nhanh chóng đưa thêm các khí tài quân sự như máy bay và tàu chiến vào khu vực.
Trong động thái nhằm ngăn chặn xung đột mở rộng và thể hiện sự ủng hộ đối với Israel, Lầu Năm Góc đã điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R. Ford tới phía đông Địa Trung Hải.
Trên thực tế, lực lượng tàu sân bay chính là biểu tượng, sức mạnh chiến đấu của Hải quân Mỹ, và được triển khai trên khắp thế giới nhằm thực hiện chiến lược “răn đe” và “can thiệp”.
Đi cùng tàu sân bay USS Gerald R. Ford còn có tàu tuần dương lớp Ticonderoga USS Normandy, và các tàu khu trục lớp Arleigh Burke là USS Thomas Hudner, USS Ramage, USS Carney và USS Roosevelt. Nhóm tàu này đã hoạt động gần 80 ngày trên biển trước khi quay trở lại Mỹ vào tháng 1.
Trong đó, USS Carney là tàu chiến đầu tiên của Mỹ tham gia đối phó với các cuộc tấn công của Houthi vào tháng 10/2023. Sau đó, tàu chiến này cùng với một chiến hạm khác đã giúp bắn hạ hàng loạt tên lửa đạn đạo trong cuộc tấn công chưa từng có vào giữa tháng 4 của Iran nhằm vào Israel.
USS Dwight D. Eisenhower
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower lần đầu tiên được triển khai tới đông Địa Trung Hải vào tháng 10/2023 bên cạnh nhóm USS Gerald R. Ford. Đi cùng tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower còn có tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea, và các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mason và USS Gravely.
Nhóm này được giao nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đỏ và vịnh Aden khỏi các cuộc tấn công không ngừng của Houthi, đánh chặn hàng loạt tên lửa, và máy bay không người lái (UAV) trong môi trường hoạt động cường độ cao.
Thậm chí, nhóm tác chiến USS Dwight D. Eisenhower còn tấn công trực tiếp vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen như cơ sở hạ tầng, vũ khí, bệ phóng, và các tài sản khác. Phần lớn các cuộc không kích được Mỹ thực hiện đơn phương, và đôi khi tiến hành cùng với các lực lượng quân sự Anh.
Sau 7 tháng hoạt động ở Trung Đông, nhóm USS Dwight D. Eisenhower cuối cùng đã rời Biển Đỏ vào cuối tuần qua. Nhóm đang hoạt động ở đông Địa Trung Hải trước khi quay trở lại Mỹ.
USS Theodore Roosevelt
Thay thế nhóm USS Dwight D. Eisenhower là nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Nhóm này dự kiến sẽ rời khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong những ngày tới sau khi hoàn thành cuộc tập trận theo kế hoạch, và đi đến Trung Đông.
Thiếu tướng Pat Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho hay tại Trung Đông, nhóm USS Theodore Roosevelt "sẽ tiếp tục thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, ngăn chặn hành vi tấn công, và bảo vệ dòng chảy thương mại tự do ở khu vực".
Với việc nhóm USS Dwight D. Eisenhower trở lại Địa Trung Hải, còn tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vẫn đang ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đây là lần đầu tiên sau một thời gian Mỹ sẽ không có tàu sân bay nào hoạt động ở Trung Đông.
Trong khi đó, nhóm Houthi vẫn liên tiếp tấn công vào các tàu thương mại trong tháng này. Thậm chí, Houthi đã lần đầu tiên sử dụng xuồng không người lái (USV) chở đầy chất nổ để tấn công một tàu hàng, và khiến con tàu bị chìm.
Tính đến cuối tháng 5, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã bắn hơn 500 quả đạn với tổng trị giá khoảng 1 tỷ USD. Điều này đặt ra câu hỏi về tính bền vững trong sứ mệnh bảo vệ an ninh ở Trung Đông của Hải quân Mỹ giữa lúc chi phí ngày càng tăng cao.
评论专区