Nữ sinh Học viện Ngoại giao giành giải cuộc thi tranh tụng Luật quốc tế_keo bóng đá
- 4 nữ sinh viên năm cuối Học viện Ngoại giao vừa xuất sắc giành thành tích ấn tượng trong cuộc thi Phiên toà giả định Luật quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Moot 2018) tại vòng thi quốc tế diễn ra ở Stockholm,ữsinhHọcviệnNgoạigiaogiànhgiảicuộcthitranhtụngLuậtquốctếkeo bóng đá Thuỵ Điển.
Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao đạt thành tích ấn tượng trong cuộc thi Phiên toà giả định Luật quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Vượt qua các vòng thi quốc gia, vòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 4 đại diện của Việt Nam cùng với 59 đội thi đến từ khắp các khu vực đã tham gia vòng quốc tế diễn ra hồi đầu tháng 11/2018.
Đại diện Việt Nam thi đấu cùng bảng với các đội thi của Nam Phi, Argentina, Ba Lan, Nga, Ấn Độ, Kenya và xếp hạng thứ 3 trong bảng đấu.
Trước đó, tại vòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 4 cô gái của Học viện Ngoại giao đã giành chiến thắng cả 4 trận, nhất bảng A và là một trong 5 đội thi khác gồm Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Trung Quốc tham dự vòng quốc tế.
Đội Guggenheim gồm có 4 cô gái: Tôn Nữ Thanh Bình, Trần Thị Hà My, Trịnh Phương Cầm và Trịnh Phương Thảo – hiện đang là sinh viên năm cuối hệ chất lượng cao của khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao.
Trần Thị Hà My – một thành viên của đội chia sẻ, các vòng thi đều xoay quanh một tình huống giả định đã được ban tổ chức công bố. Tuy nhiên, ở mỗi vòng các đội thi sẽ được cung cấp thêm thông tin để thí sinh có trải nghiệm mới.
“Ở vòng quốc gia, bọn em phải tranh tụng nói. Ở vòng khu vực, thí sinh phải nộp bản đệ trình tóm tắt và tiếp tục tranh tụng nói. Ở vòng quốc tế, các đội thi phải nộp bản đệ trình hoàn chỉnh và tranh tụng nói”.
Đội trưởng Tôn Nữ Thanh Bình cho biết, tham gia cuộc thi, các em không chỉ có cơ hội nghiên cứu sâu sắc hơn về luật đầu tư quốc tế và trọng tài quốc tế, mà còn có cơ hội được rèn luyện các kỹ năng khác như: tranh tụng, kỹ năng viết, tranh luận, làm việc nhóm…
Nhóm sinh viên tham dự buổi gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc sau cuộc thi. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Được biết, trước khi tham gia cuộc thi, sinh viên đã được học những kiến thức cơ bản ở môn Đầu tư quốc tế của khoa.
Nữ sinh này chia sẻ, ngoài kiến thức chuyên môn, nhóm đã phải luyện kỹ năng thuyết trình rất nhiều để khắc phục điểm yếu này của sinh viên Việt Nam nói chung.
“Khi được tiếp xúc với các bạn sinh viên quốc tế ngành Luật, em nghĩ rằng sinh viên Việt Nam không hề thua kém về kiến thức, lý luận, tư duy, nhưng làm sao để tư duy của mình có ích thì ngôn ngữ chính là công cụ mang lại kết quả”.
Trịnh Phương Thảo cho rằng, để cải thiện kỹ năng ngoại ngữ là một quá trình dài, nhưng khi nói ngoại ngữ rất quan trọng thì không có nghĩa là những bạn không tốt ngoại ngữ không nên tham gia cuộc thi.
“Cuộc thi Moot có 2 điểm quan trọng là điểm viết và điểm nói. Nếu không tốt được cả hai thì có thể kiểm chứng năng lực của mình qua thành tích và các bài viết - nơi mình hiểu được năng lực lý luận pháp lý, năng lực ngoại ngữ của mình đến đâu để trau dồi hơn nữa”.
Trần Thị Hà My - một thành viên của nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nhận xét về các nữ sinh viên ngành Luật quốc tế, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Tổng thư ký Hội Luật quốc tế Việt Nam – đơn vị đồng tổ chức cuộc thi – cho rằng “các em có thế mạnh hơn thế hệ chúng tôi ở năng lực sử dụng tiếng Anh để tham gia hoạt động luật pháp quốc tế”.
Bà Hà nói đó là một trong những vốn quý và trên thực tế hiện nay, chúng ta cũng chưa đào tạo được nhiều những người có khả năng này.
Trên thực tế, khi lựa chọn một công ty luật của Việt Nam tham gia các hoạt động tranh tụng quốc tế, ngoại ngữ vẫn đang là một trong những yếu tố gây cản trở.
“Tôi muốn hiến kế cho các cơ quan phụ trách luật pháp Việt Nam, đặc biệt là Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao, rằng chúng ta nên đặc biệt chú ý đến những nhân tố có năng lực như vậy. Chúng ta chưa hi vọng ngay lập tức các bạn có đủ khả năng phục vụ tất cả yêu cầu của Việt Nam trong các vụ kiện quốc tế, nhưng cần có sự theo dõi và tạo điều kiện cho các bạn đi ra hoạt động ở các công ty luật nước ngoài để thu thập kinh nghiệm, sau đó quay trở lại phục vụ quốc gia”.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ với nhóm sinh viên đạt giải cuộc thi Phiên toà giả định Luật quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, giao lưu với nhóm sinh viên đạt giải, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá cao kết quả ấn tượng và có nhiều ý nghĩa mà các em đạt được.
“Hiện nay, có thể nói đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang rất gắn bó với nền kinh tế, đóng góp 20% cho GDP. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta có được những người quan tâm đến pháp luật đầu tư quốc tế, cụ thể là giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế”.
“Tuy nhiên, phía trước là gì?” – ông đặt câu hỏi.
“Kết quả các bạn đạt được rất ấn tượng, nhưng đây là lĩnh vực rất rộng lớn, tôi mong 4 bạn tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, học hỏi hơn nữa trong lĩnh vực này để không chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập, mà sau này đóng góp cho các Bộ ngành, cơ quan, giúp cho Chính phủ, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư tại Việt Nam”.
Thứ trưởng cho rằng kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng ngoại ngữ cập nhật của các sinh viên Luật quốc tế là những yếu tố rất phù hợp với bối cảnh đất nước đang hội nhập. “Đất nước mong muốn có những người như các bạn”.
Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong muốn Hội Luật quốc tế tiếp tục phát huy sáng kiến này. “Đây là sáng kiến rất hay, rất đúng và trúng khi chúng ta đang đói diện với nhiều vụ kiện, tranh chấp, nhiều vấn đề phải giải quyết với nhà đầu tư nước ngoài”.
Nguyễn Thảo
Nữ sinh Bắc Ninh giành học bổng hơn 6 tỷ đồng đại học Mỹ
Nguyễn Thu Huyền (sinh năm 2001), nữ sinh lớp chuyên Anh Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, TP. Bắc Ninh vừa nhận được niềm vui lớn trong đợt nộp đơn sớm vào các trường đại học Mỹ.