Những sự thật về sữa chua có thể khiến mẹ 'té ngửa. Tôi không phải là chuyên gia dinh dưỡng. Tôi chỉ là bà mẹ nuôi dạy con bằng bản năng tự nhiên,áchcácmẹchoconănsữachualàtruc tiep bong da toi nay bằng kiến thức tích lũy được qua sách báo, bạn bè, người thân và bằng tình yêu thương sâu sắc nhất. Là một bà mẹ 2 con, bất kỳ sản phẩm nào được ca ngợi là tốt cho sức khỏe trẻ em, tôi đều đặc biệt quan tâm. Và sữa chua là một trong số đó. Tôi từng được bạn bè thân ‘nhồi não’ rằng, sữa chua là siêu thực phẩm giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường canxi và protein… nên thường xuyên thêm món này vào thực đơn hàng ngày của con. Nhưng rồi có những sự thật khiến tôi ‘ngã ngửa’. Sữa chua rất tốt, tôi công nhận! Vì… Cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe Trung bình một hộp sữa chua 100g có chứa khoảng 110mg canxi. Do đó, trẻ đang ‘tuổi ăn tuổi lớn’ tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính nên ‘kết thân’ với loại thực phẩm này. Trung bình từ 6 tháng – 6 tuổi cần được bổ sung 400 – 600mg canxi/ ngày. Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa Không chỉ là món yêu thích của các bé, sữa chua còn có tác dụng giúp trẻ cân bằng hệ tiêu hóa non yếu, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi sữa chua chứa các men vi sinh sống hay còn gọi là lợi khuẩn, tốt hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm của trẻ. Tiêu hóa tốt giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn để lớn nhanh và khỏe mạnh. Bổ sung hàm lượng protein phù hợp Cũng do hệ tiêu hóa còn non yếu nên nhiều trẻ bị dị ứng với một số chất đạm như đạm sữa bò. Điều này gây khó khăn cho sự dung nạp chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Với hàm lượng protein hợp lý được chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày. Trung hòa kháng sinh Việc trẻ uống thuốc kháng sinh có thể giết chết các vi trùng có ích trong đường ruột. Vì thế khi trẻ bị ốm, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa chua tích cực hơn vì chúng có thể trung hòa những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, duy trì sự cân bằng của hệ thực vật ở đường ruột. Giúp bé duy trì trọng lượng cơ thể Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, ăn sữa chua sẽ khiến trẻ cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, trẻ sẽ ăn uống chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì. Điều này giúp trẻ tránh bị huyết áp và cholesterol cao. | Sữa chua rất tốt cho trẻ, tôi công nhận! (Ảnh minh họa). |
… Nhưng cách các bà mẹ cho con ăn sữa chua 6/10 là sai! Bởi họ hiểu lầm rằng: Ăn càng nhiều càng tốt Cho rằng sữa chua dễ tiêu, giàu dinh dưỡng lại giúp tăng cường tiêu hóa nên có quan niệm cho rằng trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt. Sự thật: Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày. Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày. Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày. Ăn sữa chua buổi tối: Nguy hiểm! Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền. Sự thật: Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua. Ăn sữa chua lúc đói tốt Khi trẻ kêu đói, thói quen của nhiều mẹ là lấy một hộp sữa tươi hoặc sữa chua ra cho bé 'lót dạ'. Lỗi thiếu hiểu biết này của mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé. Sự thật: Nếu uống sữa hoặc ăn sữa chua khi đói nó rất dễ rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Sữa chua nào cũng như nhau Sở dĩ mẹ mắc lỗi này vì cho rằng thành phần của mọi loại sữa chua đều là từ sữa và lợi khuẩn, chất đường lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên chất đạm trong sữa dễ tiêu hoá hơn. Sự thật: Đúng là sữa chua được làm từ sữa và lợi khuẩn; chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn; đường lactose được chuyển hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu đạm rất thấp nên sữa chua cần được làm từ sữa công thức phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên sử dụng sữa chua có thành phần chủ yếu là sữa tươi nguyên kem (chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ) và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Cho ăn trước bữa ăn: Lợi trăm đường Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Sự thật: Trên thực tế, điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. (Theo Khám phá) |