TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia,Đềxuấtkiểmsoátchặttỷlệsởhữucủacổđôngngânhàlịch bóng đá hoàng anh gia lai nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Ảnh: Hồng Nhung. |
Ngày 5/12, Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp CLB Café Số (Hội Truyền thông số Việt Nam) tổ chức hội thảo Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh các quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cùng các thông tư, dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tạo ra những thay đổi trong cấu trúc sở hữu và hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tại hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - nhấn mạnh tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Luật Các Tổ chức tín dụng mới.
Trong đó, việc kiểm tra nguồn gốc vốn góp của các cổ đông ngân hàng rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện điều này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dù vậy, theo vị chuyên gia, trong thời gian gần đây, hoạt động góp vốn của các cổ đông ngân hàng đã trở nên minh bạch hơn so với trước.
Theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1/7, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông tổ chức không được sở hữu quá 10%; cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn.
Ông đánh giá đây là quy định tốt nhất từ trước đến nay liên quan tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Tuy nhiên, hiện một số nhà băng vẫn có cổ đông vượt quá tỷ lệ này.
Một yếu tố khác cần minh bạch hơn trong hoạt động ngân hàng theo ông Nghĩa là tỷ lệ an toàn vốn.
Theo đó, hiện vẫn còn ngân hàng chưa đáp ứng được các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Ông Nghĩa cho rằng không nên có lộ trình dài để các ngân hàng tuân thủ, mà nên yêu cầu các nhà băng tuân thủ ngay trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
Về cho vay, TS Lê Xuân Nghĩa cũng đề xuất nhà điều hành cần tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra để làm rõ hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Nói về vấn đề sở hữu của cổ đông tại ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết các ngân hàng Mỹ cũng chịu sự kiểm soát về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông. Tuy vậy, tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, nguyên do là nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
TS Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý sở hữu tại các ngân hàng. Ảnh: BTC. |
"Còn Việt Nam thì ngược lại, tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam, đó là các cá nhân có quyền lực rất lớn trong doanh nghiệp", ông nói.
TS Hiếu cũng cho hay các cổ đông ngân hàng tại Mỹ còn phải thực hiện một cam kết về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu kê khai sở hữu không chính xác. Trong khi Việt Nam chưa có quy định này, dẫn tới chưa thực sự kiểm soát được sở hữu thực của một cá nhân hay một tổ chức kinh tế tại ngân hàng.
Để hạn chế việc sở hữu vượt trần cho phép, TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất cần có chế tài xử lý nghiêm ngặt hơn.
"Nghị định hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có thể đưa ra chế tài, nếu ngân hàng nào vi phạm lặp lại, chẳng hạn như 3 lần, thì phải rút giấy phép", ông nói và cho rằng cần phải có chế tài xử phạt mạnh tay để làm gương cho toàn thị trường.
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
(责任编辑:Cúp C2)