您的当前位置:首页 >Cúp C2 >10 năm “lo việc thiên hạ”_câu lạc bộ central córdoba 正文

10 năm “lo việc thiên hạ”_câu lạc bộ central córdoba

时间:2025-01-28 05:10:17 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H 10 năm “lo việc thiên hạ”_câu lạc bộ central córdoba

Dân vận khéo

Sau mấy cái hẹn,ămloviệcthiênhạcâu lạc bộ central córdoba tôi mới có dịp gặp được bà Nguyễn Thị Quốc Hương, bởi có những lần liên lạc, bà bận rộn đi “lo việc thiên hạ”. Khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt biết cười là ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp bà Hương. Xuyên suốt câu chuyện, tôi cảm nhận được sự khéo léo của người phụ nữ này khi làm công tác dân vận, đặc biệt lòng nhiệt huyết với “nghề mặt trận”.

Bà Nguyễn Thị Quốc Hương (trái) luôn dành nhiều tâm huyết cho công tác mặt trận

Được biết, trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thịvăn minh” vàthực hiện các phong trào do MTTQ phát động, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bà luôn tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương. Từ đó, bà lựa chọn những nội dung, mô hình hay, phù hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả. Nổi bật những năm gần đây, bà đã vận động nhân dân trong khu phố đóng góp tiền, ngày công lao động để làm đường, nâng cấp hệ thống thoát nước.

Nhận thức rõ đây là chủ trương lớn, là chiến lược lâu dài nhằm nâng cao đời sống cho người dân trong khu, bà đã chủ động tiên phong trong tuyên truyền, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thi đua thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả, bà đã phối hợp với các đoàn thể, tổ chức vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn xây dựng được hơn chục tuyến đường “ý Đảng lòng dân”, như đường hẻm tổ 2, tổ 4, tổ 11; tuyến đường 12, 13; tuyến đường từ đường Trần Hưng Đạo nối dài vào khu phố…

Dẫn chúng tôi đến thăm tuyến đường hẻm tổ 11, bà Hương cho hay: “Trước đây, người dân muốn đi lại, vận chuyển đồ đạc phải đi con đường đất, mùa mưa lầy lội, trơn trượt, mùa nắng thì bụi mù mịt. Thế nhưng, khó khăn này đã không còn khi con đường được bê tông hóa kiên cố. Điều đặc biệt, con đường này là thành quả của chính người dân chung tay, góp sức…”.

Việc gì có lợi cho dân là làm

Bà Hương kể, có những con đường khi cải tạo, xây dựng phải tổ chức đến 3 cuộc họp mới tạo được sự đồng thuận của người dân. Có những bữa cán bộ dầm mưa, dãi nắng đi vận động nhưng họ lại nhận được cái “lắc đầu” từ chối. “Làm công tác vận động, mình phải đặt tính kiên nhẫn lên hàng đầu, mưa dầm thấm lâu mà”, bà Hương cười và nói.

Theo bà Hương, thực tế người dân có tâm lý chờ đợi sự đầu tư của Nhà nước. Nắm được tâm lý đó nên bà phải kiên trì mỗi ngày, lúc nói tình, khi nói lý, phân tích cho bà con hiểu.

“Có mấy trường hợp khó vận động, đi mấy lần cũng chưa xong. Có hôm, chúng tôi vừa đi qua ngõ, thì họ gọi “thôi vào đi, tôi đóng tiền cho”. Lúc này, tôi biết phương châm “mưa dầm thấm lâu” đã có hiệu quả. Cũng có khi, chúng tôi còn bị nói là “lo việc thiên hạ”… Lúc đó, tôi có chút chạnh lòng, tủi thân nhưng sau cùng, tôi nghĩ việc gì có lợi cho dân thì mình làm…”, bà Hương trải lòng.

Cái hay của bà Hương là khi có chủ trương xây dựng một con đường nào đó, bà cùng chính quyền, ban ngành, đoàn thể trong khu sẽ mời nhà thầu về để khảo sát và lên kế hoạch thu chi. Khi đã có kế hoạch, biết được mức đóng góp, nhóm cán bộ trong khu sẽ đi thu tiền từ sự đóng góp của nhân dân để bắt đầu triển khai xây dựng con đường. Trong nhóm này, có người dân đi cùng để giám sát, bởi theo bà muốn làm gì cũng phải làm theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” thì mới tạo được sự đồng thuận trong dân.

Những kinh nghiệm trong việc huy động sức dân của bà Hương không chỉ giúp khu phố Tây A hoàn thiện mạng lưới giao thông ở khu dân cư mà còn thực hiện tốt các phong trào khác cần đến sức mạnh quần chúng. Làm xong đường, bà phối hợp vận động thực hiện mô hình “Thắp sáng tuyến hẻm”; phối hợp với Chi hội Phụ nữ khu phố thực hiện mô hình “Biến bãi rác thành vườn hoa”; vận động các nhà hảo tâm chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…

Sống trong cùng một địa bàn, đôi khi các gia đình cũng có những đụng chạm, nhất là khi xây dựng, sửa chữa nhà cửa; hay cả trong nội bộ gia đình, “chồng bát có lúc còn xô”. Vẫn bí quyết lắng nghe các bên, bà nghe cả “nguyên đơn” lẫn “bị đơn”, rồi lắng nghe hàng xóm, láng giềng để nắm vững ngọn nguồn sự việc và tìm hướng giải quyết. “Cứ nhìn thấy các gia đình trong khu hòa thuận, thấy mọi người đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau là lòng tôi ấm áp”, bà Hương nói.

Ông Phạm Minh Hiếu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Đông Hòa, đánh giá: “Bà Hương là tấm gương cán bộ mặt trận tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với công việc, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Nhiều năm qua, bà luôn năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tạo được uy tín trong vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động và phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam phát động”.

Lặng thầm cống hiến, bà Hương đã và đang góp phần không nhỏ tạo sự đoàn kết, ổn định và phát triển của khu dân cư, đặc biệt là trong xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị.

“Có mấy trường hợp khó vận động, đi mấy lần cũng chưa xong. Có hôm, chúng tôi vừa đi qua ngõ, thì họ gọi “thôi vào đi, tôi đóng tiền cho”. Lúc này, tôi biết phương châm “mưa dầm thấm lâu” đã có hiệu quả. Cũng có khi, chúng tôi còn bị nói là “lo việc thiên hạ”… Lúc đó, tôi có chút chạnh lòng, tủi thân nhưng sau cùng, tôi nghĩ việc gì có lợi cho dân thì mình làm…”.