Theácđườngdâylừađảoxuyênbiêngiớikiếmtiềnthếnàty le cuoc hom nayo South China Morning Post, từ một bài đăng tuyển dụng trên mạng xã hội, hay lời rủ rê của người quen qua Facebook, những thanh niên đang chìm trong nợ nần từ Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan đến Malaysia sẵn sàng sang nước ngoài để nhận công việc lương cao trong lĩnh vực "bán hàng trực tuyến" như hứa hẹn.
Trong khi đó, nhiều người đã mất trắng tiền tiết kiệm vì những mánh khóe lừa tình, lừa tiền tinh vi qua mạng, các giao dịch ngoại hối lãi cao, những khoản đầu tư theo mô hình ponzi, hoặc chiêu trò đóng giả làm cảnh sát, nhân viên hải quan để thu tiền.
Đằng sau đường dây lừa đảo trực tuyến là hàng chục nghìn thanh niên bị các băng nhóm lừa đảo bắt giữ, lợi dụng để thực hiện vô số cuộc gọi mỗi ngày.
Cảnh sát Đài Loan áp giải hai nghi phạm được cho là có liên quan đến các vụ lừa đảo ở Campuchia. Ảnh: Cục Điều tra Hình sự Đài Loan/AP. |
Mạng lưới lừa đảo tinh vi
Giới chức Hong Kong cho biết đã nhận được hàng chục lời kêu cứu từ những nạn nhân của các đường dây lừa đảo xuyên châu Á. Nhiều người vẫn bị mắc kẹt ở Campuchia và Myanmar.
Anh Ah Dee là một trong số những nạn nhân. Người đàn ông 30 tuổi thấy trên Facebook một công việc quảng cáo ở Thái Lan với mức lương 50.000 HKD (tương đương 6.370 USD).
Anh đến quận Mae Sot nằm ở biên giới Thái Lan - Myanmar để nhận việc, nhưng bị đưa lên một chiếc xe hơi và đưa qua biên giới. Tại đây, anh Ah Dee được yêu cầu trả 10.000 USD tiền chuộc hoặc phải nhận công việc lừa đảo qua điện thoại.
"Tôi đã cố tìm cách trốn thoát", anh nói với Stop Trafficking of People (STOP), một tổ chức từ thiện ở Hong Kong. "Tôi không thể làm cho họ. Lừa đảo là bất hợp pháp", người đàn ông nói thêm.
Các nạn nhân bị thu hút bởi lời mời làm việc cho những casino ở Campuchia với mức lương nghìn USD. Ảnh: AFP. |
Hầu hết nạn nhân đến từ Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Nhưng người Malaysia, Indonesia và Kenya cũng bị các băng nhóm lừa đảo nhắm tới.
"Gia đình đã phải vay tiền để chuộc tôi ra", anh Wan, một công dân Thái Lan, chia sẻ. Anh bị thu hút bởi lời mời làm việc cho một casino trực tuyến ở Campuchia với mức lương 1.500-2.000 USD/tháng. Cuối cùng, anh này nhận ra đây chỉ là một trò lừa đảo.
Anh được trả tự do sau một tháng nhờ nộp vài nghìn USD. Nhưng nhiều người vẫn bị mắc kẹt với các băng nhóm tội phạm.
"Vào ngày làm ăn kém, họ cũng kiếm được khoảng 5 triệu baht (138.300 USD), nhưng mục tiêu thường gấp đôi con số đó", anh Wan kể lại.
Không thể biết chính xác số tiền mà các băng đảng tội phạm kiếm được. Tuy nhiên, theo cảnh sát Thái Lan, những nạn nhân là công dân nước này đã phải nộp hơn 1 tỷ USD chỉ tính riêng trong thời kỳ đại dịch.
Những trung tâm lừa đảo
Theo nguồn tin từ cảnh sát, những mạng lưới lừa đảo được quản lý bởi các công dân Trung Quốc. Bên trong những khu phức hợp rộng lớn là số lượng lớn nạn nhân bị mắc kẹt.
Họ cho biết các khách sạn ở Campuchia đã trở thành những "tổng đài lừa đảo". Mỗi tầng là nơi ở của những người mang các quốc tịch khác nhau. Nhiệm vụ của họ là lôi kéo thêm đồng hương của chính mình.
Theo anh Wan, các băng nhóm lừa đảo chia công việc cho 3 nhóm. Nhóm đầu tiên truy quét trên mạng xã hội để tìm mục tiêu. Nhóm thứ 2 thực hiện những cuộc điện thoại theo kịch bản có sẵn. Nhóm cuối cùng chốt thỏa thuận và nhận tiền qua hình thức chuyển khoản ngân hàng.
Các chiêu trò của chúng bao gồm “catfishing”, tức tạo ra một nhân vật không có thật để dụ dỗ nạn nhân, lôi kéo đầu tư tiền mã hóa, cho đến đóng giả cảnh sát để yêu cầu chuyển tiền.
Với chiêu trò thứ 3, nhóm chốt thỏa thuận sẽ mặc đồng phục cảnh sát và gọi video cho nạn nhân. Đáng nói, đầu số điện thoại của chúng trùng với một đồn cảnh sát thật ở Thái Lan.
Theo các cơ quan an ninh, cách đây 10 năm, Hội Tam Hoàng Đài Loan đã phát triển những đường dây lừa đảo. Các băng nhóm này ban đầu thành lập trung tâm cuộc gọi ở Thái Lan, nhắm vào công dân Trung Quốc.
Nhưng sau khi những trung tâm này bị chính quyền Thái Lan loại bỏ theo yêu cầu của Bắc Kinh, các băng nhóm chuyển hoạt động sang Campuchia, nhiều thành viên lấy quốc tịch Campuchia.
Quy mô hoạt động của chúng cũng được phát triển bằng cách sử dụng tiền bẩn có được từ các sòng bạc khu vực sông Mekong.
Ngành công nghiệp này nuôi sống một lượng lao động khổng lồ. Họ là những thanh niên mất việc trong thời kỳ đại dịch. Các băng đảng cũng lợi dụng sự ngây thơ, niềm hy vọng lẫn tuyệt vọng của hàng triệu người châu Á, vốn quen sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
"Các mạng lưới này mọc lên như nấm. Đó là một vấn đề khu vực", ông Jeremy Douglas thuộc Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm bình luận.
“Các sòng bạc hoạt động ở khu vực biên giới và đặc khu kinh tế bị mất khách vì du lịch suy yếu. Chúng đối phó bằng cách chuyển sang lĩnh vực công nghệ và trực tuyến", ông cho biết.
"Chúng muốn thúc đẩy doanh thu thông qua lừa đảo qua điện thoại", ông Douglas nói thêm.
(Theo Zing)
Suốt nhiều năm, người từng là nhân vật quyền lực nhất trong thị trường vàng thế giới đã cùng các đồng phạm tạo ra những giao dịch ảo, nhằm bóp méo giá kim loại quý để trục lợi.