Vì sao nội dung bẩn như của Nờ Ô NÔ viral trên TikTok_soi cầu chấm net

时间:2025-01-11 07:42:41 来源:Betway

Nờ Ô NÔ đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ sau đoạn clip từ thiện đăng tải hôm 25/11.

Nờ Ô NÔ (hay Tuấn Brice) trở thành cái tên gây bàn tán xôn xao gần đây nhưng không phải vì có tài năng hay ngoại hình nổi trội. Thay vào đó,ìsaonộidungbẩnnhưcủaNờÔNÔviraltrêsoi cầu chấm net chàng trai được biết đến với những lời lẽ miệt thị và khinh thường người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong series “Một ngày tử tế”, TikToker tiếp cận những người nghèo và hỏi họ thích ăn món gì sẽ mua tặng.

Tuy nhiên, đi kèm với hành động từ thiện của Nờ Ô NÔ là những phát ngôn thiếu tôn trọng đối với người đáng tuổi cha chú, như “Đã nghèo còn bày đặt ăn cơm sườn", “Không hiểu vì sao người ta nghèo mà nghèo hoài”, “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa, vậy thôi khỏi ăn. Giờ hỏi lại có ăn hay không?”...

Kiểu nội dung này đáng lý không nên phổ biến, nhưng trên thực tế, chúng thu hút hàng triệu lượt xem mỗi video. Và thuật toán “gây nghiện” của TikTok đã góp phần không nhỏ gây ra điều đó.

No O NO anh 1

Tính đến chiều 26/11, video mua đồ ăn cho người nghèo của Nờ Ô NÔ ghi nhận gần 4 triệu lượt xem.

Nội dung bẩn dễ viral

TikTok có thể được ví như “một chiếc động không đáy”. Thuật toán của nó đề xuất những nội dung được cá nhân hóa, phù hợp với sở thích và nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Từ chỗ chỉ muốn giải trí 5-10 phút trên nền tảng này, người dùng có thể dành hàng tiếng đồng hồ để lướt xem thêm video bên dưới, theo BBC.

“Thuật toán sẽ lưu giữ bất cứ thứ gì bạn tìm kiếm hay ‘thả tim’ trên nền tảng. Bạn càng tìm những nội dung yêu thích, chúng sẽ càng ghi nhớ và cung cấp các video liên quan cho bạn”, tiến sĩ Nia Williams, đến từ ĐH Bangor (Vương quốc Anh), chuyên nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, cho biết.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng ngay cả khi những tìm kiếm đó mang tính nguy hiểm hay độc hại, thậm chí vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng, thuật toán vẫn sẽ gợi ý cho người dùng.

No O NO anh 2

Andrew Tate nổi tiếng trên nền tảng TikTok với các video lệch lạc. Ảnh: TateSpeech.

Một trường hợp điển hình gần đây là Andrew Tate (35 tuổi). Cựu võ sĩ kickboxing người Mỹ gốc Anh nổi tiếng với những bình luận lệch lạc, bạo lực nhắm vào phụ nữ, đến mức được nhiều người gọi là “người đàn ông đáng sợ nhất trên TikTok”, theo Insider.

Nhưng thay vì bị tẩy chay lập tức, Tate vẫn thu hút hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ tính riêng trên TikTok, các video của anh ta được xem 11,6 tỷ lần trên TikTok. Còn hashtag liên quan #AndrewTate có 13 tỷ lượt xem tính đến giữa tháng 8.

Suốt nhiều tháng trước khi Tate bị khóa tài khoản vĩnh viễn, các video bình thường hóa quan điểm cực đoan và lạc hậu về phụ nữ của hắn vẫn được gợi ý cho người dùng.

Trong một cuộc điều tra về vấn đề này, tờ Observer của Anh tạo một tài khoản TikTok mới và đóng vai một thanh niên 18 tuổi.

Dù không chủ động “thích” hoặc tìm kiếm bất kỳ nội dung nào, các đề xuất cho tài khoản này vẫn bao gồm những video của Andrew Tate, ví dụ như một tài khoản nhái sử dụng tên và hình ảnh anh ta đăng video chú thích “thực tế khắc nghiệt của đàn ông”.

No O NO anh 3

Các video của Tate được xem hàng tỷ lần. Ảnh: Insider.

Sau khi xem video này, tài khoản được đề xuất nhiều video tương tự hơn, cả những cái thể hiện quan điểm kỳ thị nữ giới của Tate.

Vào lần tiếp theo tài khoản này mở ứng dụng, 4 video đầu tiên được gợi ý đều là của Tate, được đăng từ 4 tài khoản nhái khác nhau. Khi tài khoản mở lại ứng dụng vào 1 tuần sau, 8/20 video gợi ý đầu tiên vẫn là của tên này.

Vụ việc của Tate cho thấy thuật toán của TikTok dễ bị các kẻ xấu thao túng thế nào, Callum Hood, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Trung tâm Chống lại Sự thù địch Kỹ thuật số (CCDH), cho biết.

“Điều nguy hiểm là các nội dung xấu rất dễ gây chú ý và thuật toán TikTok mạnh mẽ đến mức liên tục đề xuất nội dung tương tự”, ông nói.

Khó kiểm soát

Báo cáo minh bạch quý II/2022 mà TikTok công bố hồi tháng 9 cho thấy nền tảng này đã xóa 113 triệu video chủ yếu là do vi phạm chính sách chỉ trong vòng 3 tháng.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 1% tổng số video được đăng tải trong cùng quý, theo The Verge. Nếu so với lượng nội dung được đăng tải trên nền tảng, số video bị gỡ chỉ như “muối bỏ bể”.

No O NO anh 4

Sarah Platt (18 tuổi, Anh) gãy cổ sau khi thực hiện thử thách trên TikTok. Ảnh: Mirrorpix.

ABC News nhận định rằng công ty công nghệ đang không kiểm soát được những nội dung trên nền tảng của họ.

Bất chấp nỗ lực cải thiện và sửa đổi, thuật toán vẫn tạo điều kiện cho những “nội dung bẩn” trở nên phổ biến. Các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến nhận thức và sức khỏe tinh thần xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội.

Ngoài Andrew Tate, sự thất bại của nền tảng video ngắn này còn được thể hiện ở việc không thể ngăn chặn các trào lưu độc hại và thử thách chết chóc, như Benadryl Challenge (thử thách uống thuốc dị ứng để có ảo giác), Skull Breaker Challenge (thử thách bật ngửa để cố tình ngã ra đằng sau), Blackout Challenge (thử thách tự bóp nghẹt mình cho đến khi bất tỉnh)...

Nhiều nạn nhân, đa phần là người trẻ, đã gặp chấn thương nặng hoặc thậm chí mất mạng khi phỏng theo các clip lan truyền - do họ chủ động tìm kiếm hoặc ứng dụng tự động gợi ý. Những người dùng khác cũng có thể bị ảnh hưởng về mặt nhận thức.

“Nếu thấy điều gì đó thường xuyên, chúng ta sẽ nghĩ nó có khả năng chính xác. Điều đó có thể hình thành tâm trí người trẻ theo cách thực sự nguy hiểm”, Imran Ahmed, nhà nghiên cứu đến từ CCDH, cho biết.

Theo các chuyên gia, rất khó để TikTok có thể "dọn sạch" các video độc hại trên nền tảng. Ví dụ như trong trường hợp Skull Breaker Challenge, ứng dụng chỉ loại bỏ các video có sử dụng hashtag, gắn cờ liên quan đến thử thách này.

Những video không gắn hashtag vẫn tồn tại, thậm chí thu hút hàng triệu lượt xem và được người dùng liên tục chia sẻ.

Về trường hợp của Nờ Ô NÔ, nam TikToker đã khóa tài khoản vào sáng 27/11 sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội. Trước đó, chiều 26/11, chàng trai đăng tải video xin lỗi, đồng thời xóa một clip từ thiện gần nhất.

Nờ Ô NÔ khẳng định những câu nói của mình chỉ là “cho vui” và hành động vẫn thể hiện sự tôn trọng người lớn. Anh cho biết mình vẫn đi làm từ thiện và ra clip, nhưng sẽ cẩn thận trong lời nói hơn. Thế nhưng, lời xin lỗi không đủ để cộng đồng mạng ngừng lên án.

(Theo Zing)

推荐内容