- Khiếm thính là một bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tương lai sau này của trẻ. Vậy làm thế nào để điều trị hiệu quả cho trẻ bị khiếm thính?Điềutrịvàhỗtrợthínhlựcchotrẻbịbệnhkhiếmthíc2 cup
Cảm động cha con khiếm thính cùng nhau hát
Biểu cảm của bé trai khiếm thính khi nghe tiếng mẹ lần đầu làm 'chao đảo' dân mạng
Nữ sinh 'diễn' bằng tay trước ống kính
Chức năng của tai là dùng để nghe và đương nhiên bản chất của việc hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã nghe được. Theo đó, nếu trẻ không nghe được thì đồng nghĩa với việc trẻ cũng không thể nói được. Việc không giao tiếp được bình thường dễ dẫn đến những thay đổi bất thường trong tâm lý của trẻ. Trẻ khiếm thính thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Điều trị cho trẻ khiếm thính
Con người chỉ có vài giai đoạn phát triển ngôn ngữ nhất định. Trong khoảng 2-3 năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp nhanh nhất. Bởi vậy, trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện, hỗ trợ và điều trị kịp thời trong giai đoạn này thì cơ hội nghe và nói, phát triển bình thường là rất cao. Ngược lại, nếu để muộn hơn, cơ hội này sẽ càng bị suy giảm và có thể không còn cơ hội.
Trong trường hợp giảm thính lực do các bệnh lý như viêm tai giữa hay các chấn thương thủng màng nhĩ, do dị vật trong ống tai, do ráy tai… thì việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ giúp khôi phục lại thính lực cho trẻ. Với những trẻ này, việc giữ vệ sinh tai-mũi-họng rất quan trọng nhằm chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Trường hợp các nguyên nhân khiếm thínhlà do bẩm sinh hay di truyền, trong lúc sinh hoặc di chứng sau viêm não-màng não, tổn thương có tính chất vĩnh viễn, hoặc trẻ không thể hồi phục được thính lực và phải mang khuyết tật suốt cuộc đời. Với những trẻ như này, khi phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ đeo máy nghe hay máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử để có thể học nghe và học nói sớm, phát triển như những trẻ em bình thường.
Hỗ trợ thính lực cho trẻ bị khiếm thính
Máy trợ thính là một dụng cụ đặc biệt dùng để khuếch đại cường độ âm thanh. Sở dĩ trẻ có thể nghe được là do đa số trẻ khiếm thính, kể cả những trẻ bị điếc sâu (giảm thính lực trên 90dB) đều còn sót lại một phần khả năng nghe. Khả năng nghe nhỏ nhoi còn sót lại này nhờ sự khuếch đại âm thanh của máy trợ thính, trẻ có thể tiếp nhận thông tin và nghe được bình thường.
Tuy nhiên máy trợ thính chỉ hỗ trợ trẻ nghe tốt hơn chứ không thể chữa trị tật khiếm thính. Máy trợ thính sẽ trở thành người bạn đồng hành suốt đời của trẻ. Hiệu quả của việc mang máy sẽ được phát huy tối đa nếu trẻ được đeo sớm (ngay từ giai đoạn 0-3 tuổi), đeo suốt ngày và đeo hàng ngày (trừ lúc trẻ tắm hoặc ngủ) và máy phải luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt.
Một số lớn trẻ này bị tật khiếm thính do di truyền hoặc chưa biết rõ nguyên nhân nên việc phòng ngừa có nhiều khó khăn. Những biện pháp như quản lý tốt thai phụ, hạn chế các sang chấn sản khoa, tránh sử dụng các thuốc gây độc cho thính giác khi mang thai, tiêm chủng và nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ nhỏ... cũng góp phần thiết thực vào việc phòng ngừa.
Dương Uyên(tổng hợp).