Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet,êngialongạidựthảoLuậtAnninhmạnggâytrởngạichokinhtếsốwolfsburg vs chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng smartphone.
Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực về số người sử dụng điện thoại di động. Đây vừa là một nền tảng quan trọng vừa là cơ hội lớn để giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng kết nối các sản phẩm, dịch vụ của mình đến lượng khách hàng tiềm năng lớn của Việt Nam.
Trên thực tế, hiện rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tận dụng môi trường mạng để kinh doanh và đã có những thành công bước đầu. Để tiến tới quản lý hoạt động kinh doanh này, Bộ Tài chính mới công bố dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi, trong đó có nhiều sửa đổi đáng kể, đặc biệt về hoạt động internet giao dịch xuyên biên giới.
Quản lý thế nào đối với các đơn vị hoạt động Internet xuyên biên giới cũng là vấn đề được đặt ra trong Dự thảo Luật An ninh mạng mới được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua.
Điểm nóng nhất, thu hút được sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như những người dùng Internet chính là việc Dự thảo Luật quy định các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ Internet tại Việt Nam phải đặt văn phòng đại diện và máy chủ với dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam. Với quy định này, nhiều người nghi ngại về việc cản trở đến môi trường kinh doanh số ở Việt Nam.
Theo ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ ASEAN, trong khu vực Đông Nam Á chỉ có Indonesia từ năm 2012-2013 là áp dụng quy định những doanh nghiệp hoạt động công nghệ xuyên biên giới phải đặt máy chủ ở Indonesia.
Điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp là người dùng trong nước. Dù về sức cạnh tranh của nền kinh tế, Indonesia có phát triển hơn Việt Nam một chút nhưng theo đánh giá của các công ty thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ khu vực ASEAN lẽ ra Indonesia đã đạt được nhiều thành tựu hơn nếu không có những rào cản như thế.
Ông Vũ Tú Thành cho rằng, Indonesia không phải là trường hợp cần để học tập. Việc một nền kinh tế bất kỳ nào đó đã có quy định về việc yêu cầu phải đặt máy chủ tại nước sở tại không có nghĩa là chúng ta phải học tập họ.
Trong khi đó, đối với yêu cầu đặt cơ quan đại diện, quy định này chưa rõ là cơ quan đại diện ở mức độ nào.