您的当前位置:首页 >La liga >Chuyên gia tư vấn: Tiêm vắc xin Covid_trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay 正文
时间:2025-01-10 22:08:51 来源:网络整理编辑:La liga
Tin thể thao 24H Chuyên gia tư vấn: Tiêm vắc xin Covid_trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay
Trong 2 giờ tại Tòa soạn báo VietNamNet,êngiatưvấnTiêmvắtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng phòng khám, tư vấn tiêm chủng (Bệnh viện Nhi Trung ương) và ThS.BS Trần Thị Lan Anh - Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) nói về Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12-17 tuổi đang được triển khai trên toàn quốc, và tư vấn trực tuyến về mọi vấn đề liên quan tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em; như lứa tuổi tiêm, loại vắc xin, hạn dùng, bảo quản, liều lượng, cách tiêm, chăm sóc sau tiêm…
NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Vắc xin Covid-19 an toàn với trẻ em
Hoài A, Nữ - 34 Tuổi
Việc tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em có điều gì khác biệt so với người lớn mà không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đều đang rất thận trọng trong vấn đề này? Bà nghĩ gì về điều này?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin Covid-19 hiện được sử dụng nhiều triệu liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên, điều này cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm số ca mắc, ca nhập viện và ca tử vong. Để tăng miễn dịch cộng đồng, trên thế giới, vắc xin Covid-19 đã được sử dụng cho nhóm dưới 18 tuổi tại nhiều nước.
Tuy nhiên, khi chúng ta tiêm vắc xin này, ở một số cộng đồng còn khá thận trọng là do trẻ em là nhóm tuổi luôn được quan tâm chăm sóc của gia đình cũng như toàn xã hội. Do đó, khi triển khai vắc xin mới như vắc xin Covid-19, sự thận trọng đối với nhóm tuổi này là cần thiết. Hơn nữa, nhóm dưới 18 đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thể chất, tâm sinh lý. Vì vậy, hiệu quả đáp ứng miễn dịch và những phản ứng sau tiêm có thể không hoàn toàn giống nhóm trên 18 tuổi. Việc đánh giá hiệu quả sau tiêm tức thì và lâu dài ở nhóm tuổi này cần đặc biệt được quan tâm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hiệu quả phòng bệnh và rủi ro về sức khỏe tiềm ẩn sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở dưới nhóm 18 tuổi thấp hơn rất nhiều so với trẻ bị mắc bệnh. Theo tôi, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ là cần thiết.
Nguyễn Mạnh Hùng, Nam - 42 Tuổi
Tôi muốn hỏi vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em có thành phần gồm những gì? Có khác vắc xin cho người trưởng thành (trên 18 tuổi)?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin Pfizer hiện nay đang tiêm cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi có thành phần tương tự với vắc xin dành cho người trên 18 tuổi, bao gồm thành phần có trong nhiều loại thực phẩm như chất béo, đường, muối và mảnh vô hại mARN của virus SARS-CoV-2. Các thành phần này sẽ được cơ thể đào thải tự nhiên giống như việc các tế bào đào thải những chất không dùng đến.
Thái Hạnh, Nữ - 29 Tuổi
Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả bảo vệ và độ an toàn, tin cậy của vắc xin Pfizer với trẻ em là như thế nào?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Về hiệu quả bảo vệ, vắc xin Pfizer sau khi tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tương tự với nhóm trên 18 tuổi (từ 93 - 95%). Về độ an toàn, vắc xin Pfizer đã được thử nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn trẻ em và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào được tìm thấy. Vắc xin Pfizer hiện đang được giám sát về tính an toàn toàn diện nghiêm ngặt nhất trong lịch sử cấp phép sử dụng tại Mỹ.
Cũng như một số vắc xin khác, vắc xin Pfizer có một số phản ứng thường gặp tại chỗ và toàn thân như sưng đau, sốt, mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn... Một số phản ứng được hiếm gặp như là viêm hạch nách, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim (đáp ứng tốt với điều trị), phản vệ sau khi tiêm vắc xin Pfizer rất hiếm gặp.
Hoàng Thuỳ Linh, Nữ - 32 Tuổi
Loại vắc xin nào được sử dụng để tiêm cho trẻ em hiện nay tại Việt Nam trên 12 tuổi?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện nay, Việt Nam đã phê duyệt 2 loại vắc xin là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Thực tế, do nguồn cung nên chúng ta đang sử dụng vắc xin Pfizer.
Minh Minh, Nữ - 51 Tuổi
Ở Việt Nam có bao nhiêu loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện nay ở Việt Nam đã chính thức phê duyệt 2 loại vắc xin là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Mạnh Dũng, Nam - 47 Tuổi
Việt Nam có kế hoạch gì để cung ứng đủ vắc xin và đảm bảo đúng khoảng cách tiêm 2 mũi cho tất cả trẻ 12-17 tuổi?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh:Từ tháng 11/2021 Việt Nam đã chính thức tiêm vắc xin Covid-19 cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi. Lượng vắc xin hiện có và có kế hoạch về Việt Nam trong tháng 12 đủ để tiêm 2 mũi cho nhóm tuổi này, dự kiến đến đầu tháng 1/2022 sẽ hoàn thành.
ThS.BS Trần Thị Lan Anh - Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế). Ảnh: Phạm Hải |
Trịnh Việt Long, Nam - 42 Tuổi
Việt Nam có bao nhiêu trẻ em dưới 18 tuổi đã tiêm? Kế hoạch tiêm phủ vắc xin như thế nào?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Tính đến thời điểm này, khoảng 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Pfizer. Kế hoạch đến khoảng tháng 1/2022, 100% trẻ nhóm này (đủ điều kiện tiêm chủng) sẽ hoàn thành tiêm 2 mũi.
Trẻ em tiêm vắc xin Covid-19 chỉ có lợi
Duy Linh, Nam - 36 Tuổi
Xin hỏi bác sĩ, hệ thống miễn dịch của trẻ em khác người lớn, vậy liều lượng vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên như nào? Có khác người lớn?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin thì không giống như thuốc, không phải dựa vào cân nặng mà cần dựa vào tuổi tại thời điểm tiêm. Tại Việt Nam, hiện tại đang sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi, liều lượng giống như với người trên 18 tuổi.
Ngô Đức Duy, Nam - 44 Tuổi
Nguy cơ nhiễm Covid-19 của trẻ chưa tiêm vắc xin là như thế nào, thưa bác sĩ?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Hiện tại khi các ca bệnh tăng lên thì đồng nghĩa nguồn nhiễm tăng lên, như vậy đối với trẻ em chưa được bảo vệ bằng vắc xin, nguy cơ mắc tăng lên. Khi đã mắc Covid-19 rồi thì trẻ có bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh có nguy cơ trở nặng và có thể tử vong. Thêm vào đó, nếu càng ít em trẻ chưa được tiêm vắc xin, mức độ miễn dịch cộng đồng cũng chưa được đầy đủ và chính trẻ em cũng tăng nguy cơ mắc Covid-19.
Văn Minh, Nam - 31 Tuổi
Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên nên được tiêm chủng ngừa Covid-19?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Nếu không tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên thì nhóm này có thể mắc Covid-19 như người lớn. Khi đó, dẫn đến mắc bệnh nặng, thậm chí có thể tử vong. Ngoài ra, có thể gặp những biến chứng ngắn hạn và lâu dài (hội chứng hậu Covid-19, hội chứng viêm đa hệ thống (MAS-C)...), có thể lây Covid-19 cho những người khác.
Tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng phải nhập viện, giảm tử vong, bảo vệ các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng (những người chưa được tiêm và không có chỉ định tiêm chủng). Hơn nữa, trẻ được tiêm có thể quay lại trường và tham gia các hoạt động xã hội an toàn hơn.
Thu Hiền, Nữ - 30 Tuổi
Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Đối tượng tiêm chủng sẽ được tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, theo nhóm tuổi từ lớn đến nhỏ ở khu vực có nguy cơ cao, dân cư đông đúc, khu vực đã áp dụng giãn cách xã hội. Việc thực hiện tiêm sẽ được tổ chức tại các cơ sở tiêm chủng cố định và cơ sở tiêm chủng lưu động (trường học, nhà văn hóa...). Đối với trẻ có bệnh mãn tính, tiền sử dị ứng, bất thường về sức khỏe sẽ được chuyển đến các cơ sở y tế để khám tiêm chủng và theo dõi.
Quy trình và lớp tập huấn tổ chức tiêm chủng an toàn đã được triển khai đến tất cả các địa phương. Quy trình khám sàng lọc và các chuyên đề về tim mạch, xử lý phản ứng sau tiêm chủng đã được các chuyên gia đầu ngành tập huấn cho tất cả các cán bộ tham gia tiêm chủng. Chiến dịch này có sự tham gia hỗ trợ trực tiếp của Viện Nhi Trung Ương và các Viện Nhi tại các tỉnh trên toàn quốc, đảm bảo an toàn tiêm chủng đến tận các địa điểm tiêm khi cần. Phương châm tiêm vắc xin là tỷ lệ tiêm cao nhất và đảm bảo an toàn nhất.
Cường, Nam - 47 Tuổi
Do còn e ngại ảnh hưởng sau này của vắc xin đến sức khỏe sau này của trẻ, gia đình tôi quyết định chưa vội vàng tiêm vắc xin cho con. Xin hỏi khi học sinh đi học trở lại con tôi có gặp nguy hiểm không, mức độ như nào?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Có thể khẳng định là nếu không tiêm vắc xin trong giai đoạn dịch đang bùng phát, trẻ có nguy cơ cao mắc Covid-19, các vắc xin được đưa ra sử dụng đã trải qua giai đoạn thử nghiệm và có đủ các dữ liệu, bằng cớ về tính an toàn. Chính vì vậy, việc cho trẻ tiêm sớm vắc xin vừa giúp cho trẻ bảo vệ khỏi lây nhiễm Covid-19 đồng thời tạo thêm cơ hội cho trẻ được sớm trở lại trường học.
TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng phòng khám, tư vấn tiêm chủng (Bệnh viện Nhi Trung ương). Ảnh: Phạm Hải |
Duy Hiếu, Nam - 26 Tuổi
Tôi muốn hỏi vắc-xin ngừa Covid-19 làm giảm khả năng sinh sản, hoặc gây các trục trặc khác về sinh sản mà sau này mới thấy?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Dựa trên những nghiên cứu hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin Covid-19 liên quan đến vấn đề sinh sản. Các tổ chức chuyên môn y khoa phục vụ cho người trong độ tuổi sinh sản (gồm cả thanh thiếu niên) nhấn mạnh, tiêm vắc xin Covid-19 không làm mất khả năng thụ thai.
Ngay cả những người có kế hoạch mang thai và những người đang mang thai thì đều cần tiêm vắc xin Covid-19. Vì đây là nhóm đối tượng nguy cơ tiến triển bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Tại Việt Nam, đang chỉ định tiêm cho người có thai từ tuần thứ 13 trở lên.
Ánh Mai, Nữ - 31 Tuổi
Vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh:Hiện chưa có những báo cáo về ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin Covid-19 đối với sinh sản và kinh nguyệt.
Đinh Thu An, Nữ - 39 Tuổi
Trước thông tin tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hoặc ung thư… khiến tôi rất lo lắng quyết định cho con tiêm hay không. Xin hỏi chuyên gia thực hư thông tin này như thế nào?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trước hết về cơ chế tác dụng phòng bệnh của các vắc xin phòng Covid-19 đang sử dụng hiện nay không có việc vắc xin Covid-19 gây biến đổi gen hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ngay cả vắc xin công nghệ mới hiện nay (vắc xin mRNA) thì khi thành phần kháng nguyên được đưa vào trong tế bào để gây đáp ứng miễn dịch thì ngay sau đó cũng sẽ cũng bị các enzym ở trong tế bào tiêu hủy chứ các thành phần này không thể xâm nhập vào nhân tế bào để gây biến đổi gen. Thêm vào đó, tất cả các thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng thì đều không có đề cập đến các vắc xin này gây ra biến đổi gen hay sức khỏe sinh sản.
Xuân Hiếu, Nam - 33 Tuổi
Nếu chưa tiêm mũi 2 của vắc xin ngừa Covid-19, chỉ mới tiêm được mũi 1, vậy có giá trị phòng Covid-19 không?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Để có hiệu quả cao nhất phòng Covid-19 cần phải tiêm đủ mũi và đúng lịch. Tuy nhiên, nếu tiêm 1 mũi thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao, không bền vững. Do đó, bạn cần phải tiêm mũi 2 ngay khi tiếp cận được nguồn vắc xin.
Huỳnh Ngọc, Nam - 46 Tuổi
Xin bà Lan Anh cho biết bao giờ có thể tiêm chủng ngừa Covid-19 đối với trẻ nhỏ hơn (từ 5 - 11 tuổi).
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Ngày 12/10/2021, Bộ Y Tế đã có công văn số 8616/BYT-DP, trong đó yêu cầu các tỉnh thống kê số trẻ từ 3 - 11 tuổi, đề xuất nhu cầu vắc xin Covid-19 và xây dựng kế hoạch tiêm cho nhóm tuổi này. Như vậy, Bộ Y Tế đã chuẩn bị sẵn việc tiêm vắc xin cho nhóm tuổi nhỏ. Thời gian triển khai cụ thể sẽ được Bộ Y Tế thông báo đến các địa phương dựa vào tình hình dịch bệnh cụ thể và tiến độ cung ứng vắc xin.
ThS.BS Trần Thị Lan Anh giải đáp thắc mắc của bạn đọc báo VietNamNet. Ảnh: Phạm Hải |
Thực hiện đúng quy trình tiêm, bảo đảm an toàn, hiệu quả
Thu Quỳnh, Nữ - 28 Tuổi
Khi đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng phụ huynh nên làm gì?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trước hết, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi đến phòng tiêm, lý do là bản thân trẻ khi nói tiêm vắc xin đã ít nhiều có tâm lý lo lắng. Thêm vào đó, trẻ có thể vô tình đọc được các bình luận hoặc các clip không tích cực về tiêm vắc xin trên mạng xã hội, vì vậy trẻ rất có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Thực tế là, đã có những phòng tiêm có nhóm trẻ có tâm lý ảnh hưởng lẫn nhau, do đó việc đầu tiên phụ huynh cần làm là giải thích cho trẻ về sự an toàn và được theo dõi đầy đủ sau khi tiêm.
Thứ 2, phụ huynh cần chuẩn bị thể chất tốt. Trẻ được khuyến cáo là không có các hoạt động gắng sức, ngủ đủ giấc trước khi đến phòng tiêm.
Thứ 3 là chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn. Trẻ phải được ăn uống đầy đủ trước khi đến điểm tiêm chủng.
Mạnh Linh, Nam - 34 Tuổi
Những trẻ em nào chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Chỉ có một chống chỉ định duy nhất là trẻ có phản vệ mức độ nặng đối với vắc xin phòng Covid-19 lần tiêm trước.
Đức Thành, Nam - 49 Tuổi
Cách chăm sóc sau tiêm? Nên có chế độ ăn như thế nào khi tiêm vắc xin? Có cần ăn kiêng hoặc hạn chế hoạt động sau tiêm vắc xin?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trẻ sau khi được tiêm vắc xin, trong vòng 3 ngày đầu tại nhà cần được hỗ trợ chăm sóc và theo dõi. Trẻ không nên sử dụng các chất kích thích, tránh vận động thể lực nhiều, mạnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và được tư vẫn hỗ trợ tâm lý tốt sau khi tiêm. Trong 3 ngày đầu sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần có người lớn bên cạnh để được chăm sóc và hỗ trợ.
Hoàng Văn Cường, Nam - 43 Tuổi
Trẻ sau tiêm vắc xin có thể bị sốt. Vậy trong trường hợp nào sốt là bình thường, cha mẹ không cần lo lắng?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Sốt là một phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin, tuy nhiên tỷ lệ cũng chỉ gặp dưới 10%. Những trường hợp sốt không cao, đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường, hết nhanh trong khoảng 1 - 2 ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm, tiếp tục theo dõi con.
Nguyễn Lan Anh, Nữ - 28 Tuổi
Trẻ em khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể gặp phải các phản ứng phụ nào và nguy cơ phản ứng phụ có cao hơn ở người lớn không?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid - 19 nhìn chung tương tự các phản ứng gặp sau khi tiêm các vắc xin khác. Đó là các phản ứng tại chỗ có thể gặp như sưng, đau tại chỗ tiêm; vùng tiêm có thể rắn hơn các vùng xung quanh; các phản ứng toàn thân có thể gặp như mệt mỏi, sốt. Các phản ứng này thường hết sau độ 1 - 3 ngày. Các phản ứng nặng như liệt mặt, dị ứng rất hiếm xảy ra. Đặc biệt, kết quả thử nghiệm cho thấy tỉ lệ gặp các phản ứng nặng như phản vệ rất thấp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong thời gian theo dõi sau tiêm, nếu thấy trẻ có các tình trạng cảnh bảo các biến cố nặng như sốt cao liên tục, đau tức ngực, thở rít, khó thở, đau bụng dữ dội... thì phải cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời nếu cần.
Vĩnh Xuân, Nữ - 52 Tuổi
Sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19 là gì? Mức độ phổ biến của nó như thế nào với trẻ em, thưa bác sĩ?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Phản vệ là một phản ứng quá mức của quá trình đáp ứng miễn dịch, trong phản vệ kháng nguyên kích hoạt tế bào miễn dịch giải phóng ra rất nhiều hóa chất trung gian như Histamin, Leucotrien... Các hóa chất này làm co thắt cơ trơn gây ra các tình trạng như khó thở, thở rít, đau bụng dữ dội; giãn mạch gây ra tình trạng các ban dưới da nặng hơn, gây nên tình trạng sốc.
Các dữ liệu về thử nghiệm cho thấy, phản vệ rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19. Thậm chí, các dữ liệu trong quá trình thử nghiệm vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioN Tech không ghi nhận bất cứ một tình trạng phản vệ nào. Nhìn chung phản vệ là một tình trạng rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19.
Quỳnh Mai, Nữ - 25 Tuổi
Vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tim mạch trẻ em không? Đã từng có trường hợp sức khỏe nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin (như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng...)?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Có một số vắc xin Covid-19 sau khi đưa vào sử dụng được một số quốc gia thông báo có một số biến chứng ảnh hưởng như viêm cơ tiêm, viêm màng ngoài tim tuy nhiên với tỉ lệ rất thấp. Các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin phòng Covid-19 sử dụng cho trẻ em hiện nay như Comirnaty của Pfizer - BioN Tech không thấy báo cáo các phản ứng như viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim. Thực tế qua sử dụng vắc xin nói trên tại đơn vị tiêm chủng của chúng tôi trong thời gian vừa qua cũng không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim.
TS.BS Lê Kiến Ngãi tư vấn về quy trình tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Ảnh: Phạm Hải |
Lan Hương, Nữ - 42 Tuổi
Có phải tất cả bệnh nhân tim mạch đều được khuyên nên tiêm vắc-xin hay có các tiêu chuẩn loại trừ cụ thể nào không? Con tôi bị bệnh tim có nên tiêm vắc xin Covid-19?
TS.BS Lê Kiến Ngãi:Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y Tế, các trẻ có bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh trong đó có bệnh tim mạch hoặc bị phát hiện phát hiện có bệnh tim mạch bất thường trong khi khám sàng lọc, thì sẽ được tiêm chủng tại bệnh viện. Nếu con bạn có các bệnh về tim mạch vẫn có đầy đủ cơ hội tiêm chủng vắc xin Covid-19 an toàn.
Hữu Đạt, Nam - 15 Tuổi
Cháu muốn hỏi tác động của vắc-xin đối với trẻ 15 tuổi có bệnh tim tiềm ẩn như nào?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, sau khi tiêm vắc xin thì các phản ứng miễn dịch xảy ra thì sẽ làm cho trẻ mệt hơn. Trên nền một quả tim không khỏe, khi trẻ có sốt, nhịp tim nhanh thì quả tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến trẻ mệt hơn và có thể có những biến chứng xảy ra trên nền bệnh tim bẩm sinh. Thêm vào đó, các biểu hiện vốn có trước của bệnh tim bẩm sinh có thể làm lu mờ, nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm nếu có. Chính vì vậy, theo hướng dẫn hiện hành, những trẻ có bệnh tim bẩm sinh được khám sàng lọc và tiêm chủng ở các bệnh viện.
Lâm, Nam - 41 Tuổi
Có cần thiết làm test nhanh kháng thể trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19? Nếu chưa tiêm mũi 2 trong thời gian khuyến nghị thì nên làm gì? Có cần tiêm nhắc lại? Có cần tiêm mũi 3?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Về mặt chuyên môn, sau một quá trình tiếp xúc kháng nguyên hay tiêm vắc xin hoàn toàn có thể làm các xét nghiệm nồng độ kháng thể để đánh giá đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên đối với vắc xin phòng Covid-19 thì quá trình đánh giá đáp ứng miễn dịch đã được các nhà sản xuất đánh giá trong quá trình thử nghiệm. Trong bối cảnh chống dịch hiện nay, nếu quá quan tâm đến việc xét nghiệm kháng thể sau tiêm vắc xin sẽ tạo ra hiệu ứng đi làm xét nghiệm kháng thể, khi thấy có nồng độ kháng thể cao, dễ sinh tâm lý chủ quan, coi thường các biện pháp chống dịch khác. Nếu chẳng may có xét nghiệm kháng thể thấp thì lại phát sinh tâm lý lo lắng. Do vậy, cần phải có niềm tin các kết quả thử nghiệm vắc xin đã công bố và tuân thủ các phác đồ tiêm chủng hiện hành là tốt nhất.
Các trường hợp chưa tiêm mũi 2 trong thời gian khuyến nghị thì cần phải tiêm mũi 2 càng sớm càng tốt. Tùy hoàn cảnh diễn biến của dịch, việc tiêm mũi vắc xin bổ sung hoặc nhắc lại sẽ được Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo và người dân sẽ tuân thủ theo các khuyến cao chuyên môn chính thức.
Hoàng Bình, Nam - 36 Tuổi
Vắc xin Covid-19 có hiệu quả bao lâu, có tác dụng với các biến thể mới không, thưa bác sĩ?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Với những nghiên cứu hiện tại, vắc xin Pfizer cần phải tiêm bổ sung ít nhất 28 ngày sau khi tiêm đủ 2 mũi với những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ vừa và nặng. Mũi nhắc lại đang được khuyến cáo sau khi hoàn thành tiêm liều cơ bản hoặc tiêm liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Hiện tại ở Việt Nam, Bộ Y Tế đã hướng dẫn, tổ chức tiêm liều bổ sung và nhắc lại.
Mỹ Lan, Nữ - 39 Tuổi
Con tôi đã được tiêm vắc xin Pfizer ngừa Covid-19, nhưng sau đó có triệu chứng nghi Covid-19, tôi có nên khai báo y tế và làm xét nghiệm PCR?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, vì vậy nếu có các triệu chứng nghi ngờ thì anh chị vẫn cần liên hệ với cơ sở y tế, khai báo đầy đủ đồng thời tuân thủ theo các quy định hiện hành về xét nghiệm, cách ly, theo dõi, điều trị....
Nguyễn Xuân Sơn, Nam - 67 Tuổi
Sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đủ liều, có cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa không (giữ khoảng cách, khẩu trang, rửa khử khuẩn tay… 5K)?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi, bạn vẫn phải cần tiếp tục các biện pháp phòng ngừa như là 5K. Nguyên nhân là sau khi tiêm vắc xin, bạn vẫn có thể nhiễm virus mặc dù triệu chứng nhẹ, như vậy là có khả năng lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh, cho cộng đồng (những người không có chỉ định tiêm và người chưa được tiêm chủng).
Ngọc Trang, Nữ - 43 Tuổi
Sau tiêm vắc xin, để xem có hiệu quả với trẻ không thì có nên làm test nhanh kháng thể sau tiêm vắc xin?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện tại Bộ Y Tế chưa có hướng dẫn nào về việc xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Thành, Nam - 41 Tuổi
Sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đủ liều, con tôi đến trường và có thể mắc bệnh Covid-19 không?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Khi tiêm đủ vắc xin Covid-19, người được tiêm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên vẫn có thể mắc Covid-19 vẫn các biện pháp phòng ngừa khác không được tuân thủ. Vì vậy, đã có vắc xin nhưng vẫn phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như thông điệp 5K thì mới có thể phòng tránh được bệnh, đặc biệt là trong môi trường tập thể.
Lưu Trâm, Nữ - 39 Tuổi
Con tôi còn 4 tháng nữa mới đủ 12 tuổi, liệu cháu có được tiêm và nếu tiêm thì có an toàn?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Độ tuổi tiêm chủng được khuyến cáo đều dựa trên các bằng cớ khoa học và các dữ liệu thử nghiệm trước khi đưa vắc xin vào sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em được khuyến cáo trẻ phải đủ 12 tuổi trở lên mới được tiêm vắc xin Covi-19. Vì vậy, gia đình nên đợi trẻ đủ 12 tuổi thì đưa cháu đi đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong thời gian này thì gia đình và trẻ cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như nguyên tắc 5K để bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm Covid-19.
Nguyễn Văn Đạt, Nam - 50 Tuổi
Con tôi đã tiêm mũi 1 Pfizer nhưng chưa được tiêm liều vắc xin thứ hai trong khoảng thời gian khuyến cáo. Tôi phải làm gì?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Bạn nên tiếp tục áp dụng biện pháp 5K và tiêm ngay cho trẻ khi có vắc xin.
Kim Duyên, Nữ - 37 Tuổi
Xin bác sĩ cho biết có thể tiêm trộn nếu không có vắc xin không?
ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, tốt nhất nên tiêm cùng loại vắc xin. Trong trường hợp không có vắc xin cùng loại khi đến lịch tiêm, bạn có thể tiêm thay thế bằng loại vắc xin phù hợp do cán bộ y tế chỉ định theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.
Phùng Kim Thanh, Nữ - 32 Tuổi
Khi nào trẻ em được coi là tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19?
TS.BS Lê Kiến Ngãi: Với phác đồ tiêm chủng hiện nay thì hầu hết các loại vắc xin khi trẻ tiêm được 2 mũi thì được coi là tiêm đủ các mũi cơ bản. Tùy diễn biến của dịch thì trẻ cũng có thể có những mũi tiêm nhắc theo định kỳ.
Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số câu hỏi chưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các chuyên gia.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!
VietNamNet
Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Tiêm hormon ngừng lớn để hãm dậy thì sớm: Nên hay không?2025-01-10 22:20
Kim Lý trả lời về nghi vấn từng làm trai nhảy trong bar2025-01-10 22:08
Nhà văn, nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến về cõi thiên thu2025-01-10 21:30
Cơn sốt 'Kungfu Panda'2025-01-10 21:27
Kết quả Crystal Palace vs Chelsea, Kết quả bóng đá2025-01-10 21:20
Thùy Anh: Ngừng xem Disney là đóng cảnh nóng táo bạo2025-01-10 20:52
'Biệt đội Big Hero' tiếp tục tung trailer hài hước2025-01-10 20:48
Nỗi buồn của Rafael Nadal trong ngày chia tay sự nghiệp tại Davis Cup2025-01-10 20:48
Sau chầu nhậu, bé gái 13 tuổi bị nam thanh niên xâm hại2025-01-10 20:36
Djokovic nhận được cảnh báo về năng lực huấn luyện của Murray2025-01-10 20:08
Hai thanh niên cố sát tài xế xe ôm để cướp tài sản2025-01-10 22:20
Phim Ngân Khánh tát Kim Oanh thu về cả triệu đô2025-01-10 22:13
Chôn chân đứng nhìn bạn thân cài lại cúc áo cho vợ mình2025-01-10 22:07
Angelina Jolie và Brad Pitt lại trong phim mới2025-01-10 21:26
Đàn ông cao to dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến hơn2025-01-10 21:23
Nhà văn, nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến về cõi thiên thu2025-01-10 20:42
Diễn viên Thanh Thúy: Quan tâm giản dị là tuyệt chiêu giữ lửa hạnh phúc2025-01-10 20:42
Nghỉ việc khi mang bầu 6 tháng, có được hưởng chế độ thai sản?2025-01-10 20:42
Đang trốn nợ vẫn chiếm đoạt được 5 tỷ sau vài cuộc điện thoại2025-01-10 20:34
Vị vua nói lắp viết lại lịch sử Oscar2025-01-10 19:43