Trước khi X rơi vào bóng tối,ạngxãhộiXcủaElonMuskrơivàobóngtốitạkết quả trận antalyaspor các chính trị gia, ngôi sao, người nổi tiếng hối hả đăng bài hướng dẫn người theo dõi chuyển sang các nền tảng khác, trong khi các chuyên gia trong lĩnh vực Internet bàn luận về tác động của lệnh cấm X.
Nhiều người trong số 20 triệu người dùng X tại Brazil – quốc gia có số lượng cư dân mạng cao thứ 5 thế giới – tấp nập “chuyển nhà” sau khi Tòa án tối cao ra lệnh đình chỉ ngay lập tức X vào ngày 30/8 do Musk từ chối chỉ định đại diện pháp lý trong nước.
Mọi người đổ dồn sự chú ý vào ngày 31/8 để xem liệu tỷ phú “lắm tài nhiều tật” có làm theo yêu cầu của Brazil hay không. Tuy nhiên, tín hiệu đầu tiên của Musk lại là công kích Thẩm phán tòa án tối cao Alexandre de Moraes, người đưa ra quyết định và trở thành gương mặt đại diện cho một trong những xung đột lớn nhất giữa chính phủ với mạng xã hội.
Vụ “tắt điện” của X chưa thực sự rõ ràng vào ngày cuối tuần. Hàng nghìn người dùng báo cáo vấn đề trên website theo dõi sự cố Internet Downdetector. Sau nửa đêm, website ghi nhận số lượng báo cáo tăng mạnh và tiếp diễn vào ngày hôm sau.
Trong khi đó, tính đến cuối ngày 30/8, Bluesky – đối thủ của X – chứng kiến 500.000 lượt đăng ký mới tại Brazil trong vòng 48 giờ, bao gồm nhiều chính trị gia cánh tả nổi tiếng. Lệnh cấm X đã loại bỏ một công cụ tuyên truyền phổ biến của hàng nghìn ứng cử viên chính trị ngay trước các cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào tháng 10 tại hơn 5.000 thành phố.
Thaynara Oliveira Gomes, KOL sở hữu 1 triệu người theo dõi trên X, bày tỏ: “Thật sự đáng tiếc khi đánh mất nền tảng này vì nó đặc biệt phổ biến ở Brazil”.
Nhiều nước đang thực hiện các biện pháp để buộc các công ty chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với nội dung trên nền tảng của họ. Pháp gần đây bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov để phục vụ điều tra hoạt động tội phạm trên ứng dụng nhắn tin. Tại Brazil, Thẩm phán Moraes đứng đầu cuộc điều tra sâu rộng nhằm vào phát ngôn thù hận và chỉ trích mà ông cho rằng gây hại đến các tổ chức dân chủ.
(Theo Bloomberg)