Bệnh nhân 91,ôngngườiAnhrấtnguykịchhộichẩnliênviệnđểghépphổkeo psg 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines hiện là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất đang điều trị tại Việt Nam.
Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong sáng nay BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy sẽ cùng Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người sẽ cùng hội chẩn liên viện để đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân này.
Hiện tại, kết quả xét nghiệm dịch tỵ hầu của bệnh nhân đã dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đang trong tình trạng rất nguy kịch do phổi phải đã bị xẹp thùy sau dưới, phổi trái đông đặc và co nhỏ, nhiễm trùng tăng, men gan tăng, rối loạn đông máu.
Bệnh nhân đang tiếp tục điều trị thuốc kháng sinh, kháng nấm, thở máy kết hợp hỗ trợ tim phổi nhân tạo ECMO.
GS Nguyễn Gia Bình, thành viên hội đồng chuyên môn cho biết, muốn ghép phổi cho bệnh nhân 91 phải đợi tình trạng phổi của bệnh nhân không còn bị nhiễm trùng. Ngoài ra, còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác như nguồn cho phổi, độ tương thích của người cho phổi và người nhận phổi...
Tại Việt Nam đã có 3 cơ sở thực hiện ghép phổi, trong đó BV 103 ghép phổi từ người cho còn sống, BV 108 và BV Việt Đức ghép phổi từ người hiến đã chết não, riêng BV Việt Đức thực hiện 2 ca.
Hội đồng chuyên môn cho biết, hệ miễn dịch của bệnh nhân 91 phản ứng quá mức khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công, khiến cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng nội tạng.
Hiện tượng này y học gọi là hội chứng giải phóng cytokine hay cơn bão cytokine nhưng không thể lý giải được nguyên nhân.
Do bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.
Đến nay, toàn bộ phí điều trị cho bệnh nhân 91 vẫn đang được BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chi trả.
Bệnh nhân 91 nhập viện điều trị từ ngày 20/3 với tổn thương nhu mô phổi phải, sau đó sức khoẻ liên tục diễn biến xấu, sốt cao.
Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ hô hấp thở oxy qua mũi, sau đó chuyển sang thở oxy qua mặt nạ từ 25/3. 10 ngày sau, bệnh nhân tiếp tục phải chuyển sang thở máy xâm lấn do bệnh diễn tiến nặng. Từ 6/4, bệnh nhân sốt cao, suy hô hấp, phải hỗ trợ ECMO và kéo dài từ đó đến nay. Từ 7/4, bệnh nhân bị suy đa tạng, đã nhiều giai đoạn tiên lượng khó qua khỏi.
Thúy Hạnh
Trang Guardian thông báo phi công người Anh có thể được ghép phổi đồng thời phân tích lý do giúp Việt Nam có số lượng người nhiễm Covid-19 ít.
(责任编辑:Cúp C2)