Robot cứu hỏa điều khiển từ xa của hai học sinh lớp 8_thứ hạng của rizespor

时间:2025-01-15 13:57:34来源:Betway作者:Cúp C1

Trò chuyện với PV Khám Phá,ứuhỏađiềukhiểntừxacủahaihọcsinhlớthứ hạng của rizespor thầy Trần Đức Công là giáo viên hướng dẫn đề tài, cho biết: “Tháng 9/2014, Tỉnh đoàn Quảng Nam ra thông báo về cuộc thi sáng tạo khoa học thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 8. Ngay sau khi có thông tin về điều lệ tổ chức, tôi bắt đầu phổ biến cho toàn thể học sinh trong trường. Qua một thời gian, có 4 em xin đăng kí tham gia cuộc thi”.

Cả 4 em đăng kí đều có năng khiếu nhưng thầy Công “thử thách” và chọn ra được Linh và Tuấn là hai học sinh có tính kiên trì và niềm đam mê sáng tạo khoa học thật sự. Bởi trước khi đến cuộc thi, hai em đã biết tìm tòi, sữa chữa các thiết bị điện, máy hư hỏng ở nhà. Có hiểu biết biết về điện tử cơ bản để sáng tạo.

Robot cứu hỏa điều khiển từ xa của hai học sinh lớp 8 - 1

Hai em Linh và Tuấn là học sinh sáng tạo robot cứu hỏa

Có rất nhiều đề tài được Linh và Tuấn nghĩ ra và phác họa cho thầy Công xem, duy nhất chỉ có đề tài robot cứu hỏa được điều khiển từ xa là khả thi nhất. “Chúng em đều quê ở vùng nông thôn, đường sá đi lại khó khăn lại nhỏ hẹp, nên nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ rất khó khăn khi xe cứu hỏa tiến vào trong để dập lửa, cứu nạn. Bắt đầu từ suy nghĩ đó, chúng em quyết định chọn đề tài sáng tạo robot cứu hỏa điều khiển từ xa”. – Linh chia sẻ.

Đề tài đã có, Linh và Tuấn bắt đầu phác họa mô hình sáng tạo của mình trên giấy để có thể hình dung các thiết bị. Tranh thủ thời gian được nghỉ học, hai em đạp xe khắp các tiệm sửa chữa xe, cửa hàng bán đồ điện, điện tử chuyên dụng để tìm hiểu. Sau khi có thông tin thì về báo lại cho thầy Công xem chọn ra các thiết bị cần thiết và phù hợp để mua về làm.

Khi được hỏi về khó khăn, Tuấn chia sẻ: “Do tụi em còn là học sinh, mọi tìm tòi hiểu biết đều chủ yếu qua mạng nên trong quá trình làm còn nhiều bỡ ngỡ. Khó nhất là lắp ráp mô hình như phác họa, nén áp suất để tạo lực phun nước. Nhiều lần làm xong xịt không ra nước lại thất vọng, mở ra làm lại từ đầu. Nhờ sự chỉ bảo tận tình, hướng dẫn của thầy Công, tụi em luôn tự hứa không được nản mà phải làm thật cẩn thận và chắc chắn để có kết quả tốt”.

Đếm không biết bao nhiều lần thay đổi để hoàn thiện, cuối cùng sau hơn 3 tháng nổ lực, mô hình robot cứu hỏa điều khiển từ xa của hai em Linh và Tuấn đã thành công như mong đợi. Robot này gồm có các bộ phận chính như: bình ắc quy, bình chứa nước, vòi phun nước, dây xích sắt,…

Về nguyên lý hoạt động, Linh giải thích: “Trên bộ khung sắt thân robot có gắn hai mô tơ, khi đóng hai công tắc điện thì mô tơ quay tạo lực kéo dây xích để robot chuyển động. Ở phía trước robot có gắn bình chứa nước tạo áp suất, có gắn van đóng mở ở vị trí điều khiển chung. Khi robot di chuyển đến nơi có cháy sẽ tự động bật vòi phun nước để chữa cháy. Robot này có thể di chuyển ở mọi địa hình gồ ghề, sâu trong địa bàn dân cư có các hẻm nhỏ bằng điều khiển từ xa.”

Tuấn cho biết thêm, đây là mô hình robot cứu hỏa để dự thi, nếu áp dụng vào trong cuộc sống thì có thể được thay thế bằng thiết bị điều khiển từ xa hiện đại. Có thể cầm tay hoặc điều khiển trên máy tính, trên thân robot được gắn camera để quan sát dập lửa.

Với đề tài robot cứu hỏa có tính ứng dụng cao, hai em Linh và Tuấn đã được Hội đồng Ban giám khảo chấm giải nhất trong cuộc thi sáng tạo khoa học thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Nam lần thứ 8 được tổ chức vừa qua. Được biết, ngoài đam mê khoa học, hai em Linh và Tuấn còn là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm liền, luôn là niềm tự hào của thầy cô, gia đình và bè bạn.

相关内容
推荐内容