'Mượn cớ flex để khoe khoang đủ thứ'_kèo tỷ lệ bóng đá
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 12:07:38 评论数:
Trào lưu Flex ("khoe thành tích" hay rộng hơn là chia sẻ bất kỳ điều gì khiến một người cảm thấy tự hào,ượncớflexđểkhoekhoangđủthứkèo tỷ lệ bóng đá tốt đẹp về bản thân) đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Nó đánh trúng một trong những nhu cầu tâm lý quan trọng nhất của con người: nhu cầu cảm thấy tốt đẹp về bản thân. Nhưng đi kèm với những lời tán dương, khích lệ, flex cũng đi kèm với những bình luận, phản ứng tiêu cực, dễ bị "ném đá". Vậy flex tốt hay xấu và có nên flex không?
Không ủng hộ trào lưu flex, độc giả Hungchia sẻ: "Con người thường thích phải khoe cái này cái kia về bản thân mình (có thể là đúng, nhưng đa số là để thỏa mãn cái tôi của bản thân). Vấn đề là chúng ta thường chỉ làm vậy khi có những sự tự ti trong chính bản thân mình. Thế nên cứ phải flex một chút để khỏi bị khinh.
Lấy ví dụ như trong đời sống, thấy người khác có cái này cái kia, bản thân chúng ta lại vì tính sĩ diện nên cứ phải tô son vẻ hào nhoáng để khẳng định rằng 'mình cũng chẳng kém cạnh ai'. Tôi thấy, những người thật sự giỏi giang, giàu có thật sự... chẳng bao giờ phải khoe kiểu này cả. Tôi lại thích sự kín đáo như vậy.
Nhiều người không biết rằng, flex chính là cách nhanh nhất để thu hút sự đố kỵ và ganh ghét từ người khác. Có người sẽ bảo, sao tôi tiêu cực thế? Thật ra, tôi chỉ nói đúng bản chất con người mà thôi. Trong cuộc sống thường nhật, ngoài bố mẹ và những người thật sự thân thiết, có mấy người vui với sự thành công và giàu có của một người khác?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Matrix Giangchỉ ra những hệ lụy của trào lưu flex: "Có một thực tế mà mọi người thường lẩn tránh, thay vì thừa nhận, đó là khi một người thiếu thốn điều gì đó, họ mới có nhu cầu, khao khát được người khác thừa nhận về sự đầy đủ của họ ở một mặt khác, lĩnh vực khác, để che lấp đi phần thiếu thốn của mình.
Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tâm lý và tình cảm. Người càng mạnh mẽ càng điềm tĩnh, và ít khoe khoang. Ngược lại, những người yếu đuối thường kêu to, để xua tan cảm giác sợ hãi của bản thân mình".
>> Cha mẹ có sai khi khoe giấy khen, bảng điểm của con cái?
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Grace Chilalại có cái nhìn tích cực hơn về nhu cầu flex của con người: "Nhiều bạn đang hiểu về flex theo nghĩa tiêu cực. Cá nhân tôi lại ủng hộ hành động lan tỏa sự tích cực qua việc khoe những thành tựu của bản thân. Quan trọng là người tiếp nhận thông tin đó bằng thái độ như thế nào? Nếu bạn là người có tâm thế cầu tiến và muốn học hỏi thì đấy sẽ là liều thuốc kích thích, tiếp thêm động lực giúp bạn tiến bộ.
Tại sao không thể chia vui với thành công của người khác? Việc gì phải mổ xẻ nguồn gốc của vấn đề. Nếu sự phô trương khiến người ta vui vẻ thì cứ vui thôi. Ít ra tiếp xúc với người vui vẻ còn dễ chịu hơn rất nhiều những người bi quan, thích than phiền".
Cùng chung suy nghĩ bạn đọc Thiet Hungbình luận: "Từ khi con người được hình thành, phát triển và tiến hóa, mỗi thành viên trong cộng đồng người, khi đạt được kết quả vượt trội hơn so với những người khác, đều sẽ được tôn vinh và vinh danh. Từ một điển hình, nhờ vinh danh mà trở thành niềm khích lệ cho mọi người cùng cố gắng phấn đấu, thi đua, để đạt được bằng và vượt qua điển hình đó. Từ đó, một thành tích, một kỷ lục mới được thành lập.
Cứ như thế, con người luôn luôn phát triển và tiến hóa không ngừng. Của cải vật chất tạo ra ngày càng phong phú. Vậy, cộng đồng còn vinh danh, tại sao cá nhân lại không được quyền khoe? Tại sao phải giả vờ khiêm tốn trong khi điều mà cá nhân khoe là sự thật? Đáng sợ nhất là người không có gì để khoe, nhưng nhân danh cái gọi là 'khiêm tốn' để chỉ trích, bài xích, ghen tức với người khác hơn mình".
>> Vợ tôi đăng mọi thứ lên Facebook
Nói về trào lưu flex, độc giả Chym xanhcho rằng tốt hay xấu phụ thuộc vào cách khoe thành tích của mỗi người: "Thể trạng tôi yếu, tôi tập chạy bộ gần một năm mới chạy được 10 km, pace 7.5 là tự hào lắm rồi. Ngày đạt được thành tích đó, tôi đăng lên vì thấy nỗ lực của mình đã có kết quả. Mấy người bạn thân của tôi vui vẻ động viên vì họ biết tôi từ lúc chạy như đi bộ, còn mấy anh dân chạy chuyên nghiệp ở đâu đó thì xả vào tôi những câu cười nhạo, mất cảm hứng vô cùng. Họ nói 'có thế cũng khoe, pace đó trẻ con cũng chạy được...'. Từ đó, tôi rút ra bài học là tự hào bản thân cũng nên đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì mới vui cả mình lẫn người khác".
"Thực ra ở đâu cũng có người này người kia, nên đừng quy chụp. Nói chung là loài người phô trương, tự mãn thì thường bị ghét, nhưng nhu cầu chung là vẫn thích được khen và động viên. Vậy nên, bao đời nay, phép giao tiếp, cách ứng xử kiểu xã giao đó vẫn được tồn tại đến bây giờ. Chưa kể, đôi khi giả vờ khiêm tốn còn nguy hại hơn là sống thật, có thì khoe, không có thì thôi. Tôi cho rằng cứ thật mà sống, chẳng việc gì phải giấu giếm, giả vờ nhún nhường, thảo mai, đạo đức giả làm gì cho khổ", bạn đọc Thu Trang Edvnói thêm.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khoe thành tích thế nào cho vừa đủ để không gây ra ảnh hưởng tiêu cực, độc giả Hihihahakết lại: "Tất cả các sự việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực và trào lưu Flex cũng không tránh khỏi. Có nhiều bạn rất khéo léo trong việc khoe thành tích, khoe những gì mà mình đạt được bằng cách dẫn dắt câu chuyện rất hay, kết hợp cả hình ảnh và cách hành văn hấp dẫn nên nhận được nhiều lời động viên, khích lệ. Tuy nhiên, cũng có không ít người lại phô trương một cách thổ thiển, khiến người khác khó chịu. Đó là lý do dẫn đến sự khác biệt giữa những người theo trào lưu flex, người bị ném đá, người lại được khen ngợi. Tóm lại, vấn để không phải ở bạn khoe gì mà mấu chốt vẫn phụ thuộc ở cách khoe của mỗi người".