Sự cố bất ngờ
Sự cố do nam hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm xảy ra trên phi cơ Airbus A321 của Asiana Airlines ở độ cao khoảng 200m.
Nam hành khách họ Lee,ữtiếpviênhàngkhôngmộtmìnhchắncửamáybayởđộcaomgâysốkeo bóng đá 33 tuổi, tự ý mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang hạ cánh xuống sân bay Daegu ở Hàn Quốc.
Chiếc máy bay đang trên hành trình từ đảo Jeju, ngoài khơi bờ biển phía nam của Hàn Quốc, đến Daegu. Không ai trong số 194 hành khách bị thương, nhưng 9 người phải đến bệnh viện do khó thở và đều đã xuất viện.
Video được quay trên máy bay cho thấy tóc của một số hành khách bị thổi bay do không khí thổi vào cabin qua cửa mở. Các hành khách la hét và một số người cho biết họ bị "đau tai dữ dội" sau khi cánh cửa mở ra.
Theo Yonhap, Lee cho biết mở cửa máy bay vì "cảm thấy ngột ngạt" và muốn xuống nhanh chóng. Người này cũng nói rằng "đang chịu áp lực rất lớn vì vừa mất việc".
Chính phủ Hàn Quốc đã mở một cuộc điều tra đối với Asiana Airlines, hãng hàng không lớn thứ hai của đất nước này. Cuộc kiểm tra để xác định xem hãng hàng không có tuân thủ các nguyên tắc an toàn hay không.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông xem xét các trường hợp xung quanh việc chỉ định chỗ ngồi không phù hợp cho hành khách ở hàng thoát hiểm. Cuộc kiểm tra cho thấy do máy bay gần hết chỗ nên hãng chỉ định ghế của nam hành khách. Sau vụ việc, hãng hàng không Asiana Airlines tuyên bố sẽ không bán vé cho một số ghế thoát hiểm trên máy bay Airbus A321.
Nữ tiếp viên một mình che chắn cửa thoát hiểm
Đáng chú ý, hình ảnh nữ tiếp viên hàng không mặc váy bó, đeo khẩu trang đang bám tay trên cabin, cố chặn cánh cửa lan truyền trên mạng xã hội.
Bức ảnh đã gây sốt trên mạng xã hội Hàn Quốc, khi nhiều người khen ngợi sự dũng cảm của nữ tiếp viên. Cô ấy đang nỗ lực hết sức nhằm bảo đảm không có thiệt hại nào xảy ra thêm.
"Tôi biết cô ấy được huấn luyện cho những tình huống như vậy, nhưng điều này chắc hẳn phải rất đáng sợ với nữ tiếp viên", người dùng mạng bình luận.
Tuy nhiên, không ít người cũng bày tỏ giận dữ và yêu cầu hãng hàng không thay đổi quy định đồng phục với nữ tiếp viên, theo Koreaboo.
"Tôi cảm thấy thoải mái khi mặc váy, nhưng đó là vì tôi không phải phản ứng với các tình huống nguy hiểm. Trong những giây phút nguy cấp, quần luôn có tác dụng tốt hơn váy, cử động nhanh và linh hoạt hơn. Chúng ta đang nói về hình thức trang phục phù hợp với những người chịu trách nhiệm về mạng sống của hành khách".
"Thật đau lòng khi thấy cô ấy mạo hiểm tính mạng để xử lý tình huống, trong lúc phải mặc một chiếc váy bó và giày cao gót. Bộ trang phục này đặt mạng sống của cả tiếp viên và hành khách vào vòng nguy hiểm".
“Cô ấy thật phi thường. Nhưng trang phục của cô ấy trông rất khó chịu và thậm chí nguy hiểm".
“Tôi hy vọng điều này sẽ thúc đẩy các hãng hàng không thay đổi đồng phục cho tiếp viên. Những bộ trang phục hiện tại trông rất không thoải mái, gây khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp".
"Cô ấy thật tuyệt vời. Tôi không thể tưởng tượng được cô ấy đã cảm thấy sợ hãi như thế nào. Làm tốt lắm!"..., người dùng mạng bình luận.
Năm 2013, Asiana Airlines ra mắt phiên bản đồng phục dạng quần, nhưng hầu hết nữ tiếp viên hàng không đã không đăng ký nhận chúng, vì lo ngại rằng "việc ăn mặc khác biệt sẽ dẫn đến đánh giá hiệu suất tiêu cực và cản trở thăng tiến". Năm 2018, JTBC cũng đưa tin rằng lãnh đạo hãng gây áp lực nên nữ tiếp viên không dám chọn đồng phục mặc quần.