Clip: Nhóm SA SA thả sinh vật biển về lại đại dương
Ngày 7-8 giờ lặn biển
Một ngày giữa tháng,ặndướibiểnsâungàytiếngnhómngườitựbỏtiềntúilàmgiàuđạidươkèo bóng đá hôm nay việt nam anh Lê Chiến (SN 1984, TP. Đà Nẵng) ôm rổ nhựa chứa 6 cá thể cá mú tiêu, lặn xuống rạn san hô ven bờ. Rổ chạm đáy, anh nhẹ nhàng mở nắp đậy để những con cá mú bơi ra biển sâu.
Đây là một trong những hoạt động chính của nhóm Cứu hộ sinh vật biển SA SA, do anh Chiến làm trưởng nhóm. Cứu hộ sinh vật biển SA SA được thành lập năm 2017 sau một kỷ niệm buồn của các thành viên.
Năm ấy, những người bạn mới quen của anh Chiến bắt gặp một chú cá heo bị thương, trôi dạt vào bờ biển. Họ gọi anh Chiến và cùng anh nỗ lực cứu hộ chú cá. Cả nhóm đã đưa con cá vào Nha Trang để chăm sóc và đặt tên cho nó là SA SA.
Tuy nhiên, do lạc mẹ và bị thương nặng, SA SA không qua khỏi. Vụ việc khiến nhóm nghĩ cần phải làm nhiều hơn trong việc cứu hộ, chăm sóc môi trường biển. Cuối cùng, mọi người đồng ý thành lập nhóm Cứu hộ sinh vật biển SA SA.
SA SA hình thành trên tinh thần tự nguyện, phi lợi nhuận của những người yêu biển. Nhiệm vụ chính của nhóm là tái tạo những rạn san hô ở Việt Nam và cứu hộ sinh vật biển. Kinh phí hoạt động của SA SA đều là tiền túi của các thành viên.
Là người có thâm niên hoạt động trong công tác nghiên cứu đại dương, anh Chiến cho rằng, tái tạo những rạn san hô là cách bền vững nhất để bảo vệ sự kỳ diệu của biển.
Bởi, san hô là nơi cư trú của sinh vật biển. Đây cũng là một kho dược liệu quý. Các rạn san hô cũng tác động trực tiếp đến nghề cá của ngư dân.
Giữ vai trò trưởng nhóm, anh thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật thả cấy san hô cho thành viên. Công việc mỗi ngày của SA SA là làm sạch rạn san hô dọc bãi biển, dưới đáy biển và tái tạo những rạn bị tổn hại.
Anh Chiến chia sẻ: “Đây là công việc không lương nhưng hết sức vất vả và nguy hiểm, ít người ở Việt Nam có thể làm được. Để làm sạch và tái tạo các rạn san hô, mỗi ngày chúng tôi phải lặn dưới biển từ 7-8 tiếng đồng hồ ở độ sâu 8-10m…
Công việc này cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức. Tuy vậy, các thành viên của nhóm đều cố gắng theo đuổi đam mê. Sau nhiều năm hoạt động, chúng tôi được biết đến qua công tác cứu hộ rùa biển, cá heo, cá voi.
Mỗi năm, chúng tôi cứu từ 20-30 con rùa biển. Đặc biệt, trong vòng 3 năm vừa qua, chúng tôi tái tạo được hơn 50.000m2 rạn san hô cùng 2 vườn ươm giống san hô áp dụng phương pháp mới nhất trên thế giới”.
Làm giàu đại dương
Song song với các công tác trên, nhiều năm qua, SA SA còn trả về đại dương rất nhiều sinh vật biển. Thông thường, anh Chiến và thành viên nhóm thu gom con giống ở chợ, chủ tàu, thuyền khai thác hải sản rồi đem thả về biển.
Trong lúc mua lại, các thành viên trong nhóm sẽ nhắc nhở người đánh bắt không nên khai thác các cá thể đang ôm trứng hoặc còn quá nhỏ.
Nhóm cũng thông tin về các loài sinh vật biển đang vào mùa sinh sản, để ngư dân tránh đánh bắt, hoặc nếu đã lỡ đánh bắt thì chủ động thả lại.
Mới đây, SA SA triển khai chiến dịch Feed the Ocean - Làm giàu cho đại dương.
Chiến dịch được triển khai dựa trên báo cáo khoa học cho thấy, trạng thái sức khỏe hệ sinh vật ven bờ của Việt Nam rất kém do quá trình khai thác cạn kiệt, chưa có ý thức bảo tồn.
Trước đó, anh Chiến và các thành viên SA SA chỉ tập trung thả lại các loài sinh vật biển có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của những rạn san hô như: Ốc nón, ốc cừ… Lần thực hiện chiến dịch này, SA SA sẽ thả các loài bản địa như tôm, cua, cá, ghẹ, cá đuối, bạch tuộc, cá ngựa…
Nhóm cũng tập trung vào các loài đang bị khai thác cạn kiệt như: Cá ngựa, cá đuối…
Khi thực hiện chiến dịch, SA SA chủ động trò chuyện với ngư dân, tập trung mua, thả lại cá thể đang ôm trứng để bảo vệ, tiến tới khai thác bền vững những loài sinh vật có giá trị cao này.
Trước khi thả, nhóm nghiên cứu kỹ về sinh thái học của từng loài để đưa chúng về môi trường sống tự nhiên phù hợp. Tất cả những việc này đảm bảo tính khoa học của chiến dịch, tăng cơ hội sống sót, sinh sản, khôi phục số lượng các loài sinh vật tiêu biểu nói trên.
Ngoài Đà Nẵng, nhóm cũng thực hiện chiến dịch tại Phú Quốc. Tính đến thời điểm này, nhóm đã thả về biển cả trăm cân ghẹ, cua biển ôm trứng, hàng trăm nghìn tôm sú, cá, cua giống...
Thời gian qua, trong các hoạt động thả con giống về biển của mình, SA SA cũng cho các em nhỏ tham gia, trải nghiệm. Mỗi lần như vậy, các bé đều rất hào hứng.
Anh Chiến tâm sự: “Khi được tham gia thả con giống về biển, các bé rất vui. Mỗi lần như vậy, các bé được tiếp cận thông tin về loài mình đang thả, vai trò của chúng với đại dương... Các bé cũng được giải thích và hiểu vì sao chúng ta phải làm công việc này.
Tôi thấy đưa hoạt động này vào việc giáo dục trẻ em là rất cần thiết. Bởi, nó góp phần tạo ra một thế hệ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường biển nói riêng, bảo vệ thiên nhiên nói chung”.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp