Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Nottingham Trent,ánmặtvàosmartphonecóthểkhiếnbạnkhóởtỷ số bóng đá indo chỉ ra 1/3 lượng thông báo từ smartphone là nguồn cơn của những cảm xúc tiêu cực. Nó làm cho người sử dụng cảm thấy lo lắng, buồn rầu, thù hằn, e sợ hoặc xấu hổ.
“Không thể phủ nhận điện thoại nói chung và thông báo trên điện thoại nói riêng đang giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của đa số chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng mà nó mang lại lại tác động xấu đến tinh thần và “hạt giống tích cực” trong mỗi người”, trích báo cáo.
Nói một cách chính xác, những thông báo liên quan đến công việc sẽ làm người ta dễ “tuột mood” khi nhắc nhở về những gánh nặng đang khiến họ căng thẳng. Đây là tác nhân trực tiếp dẫn đến cơn stress và những cảm giác tiêu cực của người dùng.
Ngược lại, con người sẽ cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn khi nhìn thấy những gì liên quan đến bạn bè, người thân của họ như thông báo trên các mạng xã hội. Quan điểm này của Tiến sĩ Eiman Kanjo, phát biểu trên tờ The Telegraph.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã mời những người tham gia tải một ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu về các thông báo trong điện thoại của họ trong vòng 5 tuần. 50 người nhận hơn nửa triệu thông báo sẽ báo cáo cảm xúc của họ ba lần một ngày thông qua một bảng câu hỏi.
Kết quả, nhiều người cho biết những thông báo từ bạn bè như “chiếc phao cứu sinh” giúp họ thoát khỏi tâm trạng tồi tệ và nuôi dưỡng niềm vui bằng việc cảm thấy mình là một phần trong cuộc sống của một ai đó.
Từ kết quả trên, người dùng có thể hạn chế 1/3 lượng thông báo có khả năng gây stress cho bản thân bằng cách giảm thời gian sử dụng smartphone, bỏ theo dõi những người, sự việc tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến cảm xúc và khả năng sáng tạo.
Theo Zing