1. Bối cảnh lịch sử ra đời ĐảngCộng sản Việt Nam:
a. Bốicảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranhsang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóclột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộcthuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân laođộng các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủnghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễnra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nganăm 1917,ĐềcươngtuyêntruyềnKỷniệmnămngàyThànhlậpĐảngCộngsảnViệkèo pháp chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thờiđại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Đốivới các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trongviệc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tếIII) vào tháng 3-1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế. Đối với Việt Nam,Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lêninvà thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Bốicảnh trong nước:
* Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn côngxâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiếnthành thuộc địa nửa phong kiến.
- Về chính trị: thực dân Pháp áp đặt chínhsách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyềnphong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Namthành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thựchiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địachủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
- Về kinh tế: thực dân Pháp thực hiện chínhsách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên;xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụchính sách khai thác thuộc địa.
- Về văn hóa: thực dân Pháp thực hiện chínhsách giáo dục thực dân và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trongxã hội Việt Nam.
- Dưới tác động của chính sách cai trị vàchính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâusắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nôngdân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộphận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranhchống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lựclượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến ápbức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đãlàm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cáchmạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giaicấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thựcdân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặtchẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tưsản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thếlực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêunước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, tríthức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thànhngười vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, có khả năng tiếp thunhững tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.
- Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Namlúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đềubị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơbản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đãnảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sốngdân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâmlược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặtra hai yêu cầu: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lậpcho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyềndân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đếquốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phongkiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cácphong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôinổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nướctheo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuốithế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỷ XXkhuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục nămcũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tưsản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộckhởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.
- Các phong trào yêu nước trong khoảng thờigian từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bấtkhuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếuđường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đóđã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâusắc về đường lối cứu nước.
2. Nguyễn Ái Quốc thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam:
- Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủnghoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đườngcứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tứclà Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phươnghướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và đã pháthiện ra chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọiđau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các thuộcđịa.
- Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Parivà năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nướcViệt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tớiHội nghị Vécxây.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đềcương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìmra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng2/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III (Quốc tếCộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thànhngười Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sửtrọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luậncách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quantrọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóngdân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
- Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụđối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủnghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bịđiều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc rasức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chínhlãnh đạo; đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường,đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
- Người đã viết nhiều bài báo, nhiều thamluận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dânPháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiềnphong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyêntruyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cáchmệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị củaHội Việt Namcách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam.Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảngcó vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mớichạy.
- Trong thời gian này, Người cũng tập trungcho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạngthanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốcvà gửi đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô cũ) và trường Lục quânHoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạtđộng không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiềnbối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.
- Cuối năm 1929, những người cách mạng ViệtNam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phảithành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong tràocộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợpnhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. Hội nghị đãquyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sảnĐảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghịthảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó doNguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản vàĐảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thànhlập Đảng.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ýnghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắntắt, Chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Hộinghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III củaĐảng đã quyết nghị lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời ĐảngCộng sản Việt Namvà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sảnở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo mộtđường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị vàhành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quảtất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vaitrò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối vớicách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sửcực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạngViệt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộcta.
- Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kếthợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước củanhân dân Việt Nam.Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểusáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dântộc với chủ nghĩa xã hội.
- Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vàviệc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn conđường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chínhlà cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạophong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đườnglối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra conđường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối nàylà cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàndân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đạigiành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết địnhphương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 80 năm qua.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảngchủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới,đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạngViệt Namcũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vìhòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
II. 83 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNGTHÀNH - CHẶNG ĐƯỜNG VINH QUANG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
1. Thời kỳ đấu tranh giành chínhquyền (1930 - 1945):
- Đặc điểm của thời kỳ này là cách mạng Việt Nam đãcó đội tiên phong lãnh đạo là Đảng Cộng sản với Cương lĩnh chính trị đúng đắn,đưa cách mạng nước ta phát triển theo xu thế của thời đại đã được mở ra từ cáchmạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917.
- Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc,giành chính quyền đã diễn ra với 3 cao trào cách mạng có ý nghĩa như 3 cuộctổng diễn tập chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám giành toàn bộ chính quyềnvề tay nhân dân: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - NghệTĩnh, cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và cao trào giảiphóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám 1945 (1939 - 1945). Đó là quá trìnhđấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn gian khổ với những hy sinh to lớn của Đảngvà dân tộc ta. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã trưởng thành vàphát triển về mọi mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, về năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phongkiến không ngừng được bổ sung và làm rõ hơn, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giảiphóng dân tộc lên hàng đầu, vận dụng đúng đắn và có sự phát triển sáng tạo lýluận chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa.
- Thực tiễn 15 năm đấu tranh cách mạng giànhchính quyền, Đảng và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấnđề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảmcho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy sức mạnh của cả dântộc, đó là:
+ Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc vàchống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dântộc và lợi ích giai cấp.
+ Quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược lâudài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩatừng phần đến tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Quan hệ giữa chiến lược và sách lược,phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranhphù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựngđảng và xây dựng phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợptrong Mặt trận Dân tộc thống nhất.
+ Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnhthời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêucao ý chí tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ nhữngđiều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại.
+ Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩylùi nguy cơ, tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng.
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xóa bỏ chế độthực dân và phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyênđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mở ra thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
Cách mạng Tháng Tám dẫn đến sự ra đời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) -Nhà nước công nông đầu tiên ở Châu Á. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất tronglịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên củachủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tưtưởng Hồ Chí Minh. Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷXX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyếtcủa Đảng, do sự đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài mặt trận ViệtMinh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi. Người nhấn mạnh: Chẳng những giaicấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động vànhững dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầutiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, mộtĐảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc.
2. Thời kỳ bảo vệ và phát triểnthành quả Cách mạng Tháng Tám, tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Phápvà đế quốc Mỹ (1945 - 1975):
- Những năm 1945 - 1946, Đảng và Chủ tịch HồChí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua những khó khăn, thách thức nặng nề, chốngthù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố vữngchắc chính quyền nhân dân; bầu cử Quốc hội (6/1/1946); xây dựng Hiến pháp dânchủ đầu tiên (9/11/1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhândân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thựcdân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiênquyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cáchmạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởngđể đánh thực dân Pháp, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhânnhượng có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưacách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Chúng ta đã chủ động chuẩn bịnhững điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dânPháp trên phạm vi cả nước. Thành công nổi bật của hơn 1 năm xây dựng chínhquyền non trẻ là đã tăng cường được sức mạnh của cách mạng để có thể tự bảo vệkhi chưa có sự giúp đỡ trực tiếp từ bên ngoài.
- Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nướcta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chi Minh đã phát độngtoàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Với đường lối kháng chiếntoàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựavào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bèquốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranhcủa thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy nămchâu, chấn động địa cầu ngày 7/5/1954. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử ĐiệnBiên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị củathực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thếgiới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội,làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng ta lãnh đạonhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây là đặcđiểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu độc lập dântộc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp.
+ Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ, hấtchân thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mớivà căn cứ quân sự của chúng. Dân tộc ta lại phải đương đầu với chủ nghĩa thựcdân mới của đế quốc Mỹ. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ,bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, thực hiện đường lối chiếntranh nhân dân được nâng lên tầm cao khoa học và nghệ thuật. Đương đầu với mộtđế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, chúng ta chủ trương đánh lâu dài; kết hợpđấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và hoạt động binh vận; kết hợp tiếncông và nổi dậy, tiến hành đấu tranh trên cả ba vùng (đồng bằng, thành thị vàmiền núi); kết hợp mặt trận quân sự, chính trị với mặt trận ngoại giao; pháthuy cao độ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, quyết tâm giải phóng miềnNam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượtđánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắnglợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 nămchiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổquốc. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là mộttrong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầmquốc tế và có tính chất thời đại sâu sắc.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắctrong điều kiện hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng cóquan hệ mật thiết với nhau, trong điều kiện từ một nước nông nghiệp lạc hậutiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa,đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa. Đảng đã lãnh đạonhân dân ta tập trung giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản: giữa tiến hànhchiến tranh cách mạng với xây dựng chủ nghĩa xã hội; giữa hậu phương lớn vớitiền tuyến lớn; giữa thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;giữa quy luật chiến tranh và quy luật xây dựng phát triển kinh tế; giữa đẩymạnh chiến tranh cách mạng ở nước ta với bảo vệ hòa bình thế giới; giữa lợi íchdân tộc với thực hiện nghĩa vụ quốc tế…
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miềnBắc đã thu được những thành tựu quan trọng. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chiviện sức người, sức của cho tiền tuyến, miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục vàphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đánh thắng haicuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng hậu phương vững mạnh, trởthành căn cứ địa cách mạng của cả nước, bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến đánhthắng; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bè bạntrên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước;tạo những cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và pháttriển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam sau này.
3. Thời kỳ tiến hành cách mạng xãhội chủ nghĩa trên cả nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ 1975 đếnnay:
Miền Namhoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hộivới hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa. Thời kỳ này bao gồm hai giai đoạn chủ yếu:
- Từ 1975 đến 1986:
+ Sau chiến tranh, đất nước ta gặp muôn vànkhó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hànhhai cuộc chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độclập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Đảng đã tập trung lãnhđạo xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành cơ cấukinh tế mới trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dânlao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới,việc duy trì lâu dài mô hình, cơ chế tập trung bao cấp không còn phù hợp và đãbộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong việc hoạch định và thực hiện đường lốicách mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm khuyết điểm chủ quan,duy ý chí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủnghoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Trước những thách thứccủa thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìmtòi, hoạch định đường lối đổi mới, thể hiện qua các mốc sau: Nghị quyết Hộinghị Trung ương lần thứ 6, khóa IV (tháng 8/1979); Chỉ thị 100-CT/TW ngày13/1/1981 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CPngày 21/1/1981 của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị quyếtHội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa V (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hànghóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa; Kết luận của Bộ Chính trị (tháng9/1986) về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới. Đại hội VI của Đảng (tháng12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quantrọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Từ 1986 đến nay:
+ Trước bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tạm thời lâm vàothoái trào, Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mớiđồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xác định những quan điểm vàphương hướng phát triển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
+ Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tục phát triểntư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới được bổsung và phát triển ngày càng hoàn thiện.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua 26 năm đổimới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển. Đấtnước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996); vượt qua khủng hoảng tàichính tiền tệ khu vực (1997-1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các Kết luậncủa Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, bước đầu thực hiện đượcmục tiêu: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duytrì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chínhtrị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xãhội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước tatrên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
III. NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦANHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SUỐT 83 NĂMQUA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Những thành tựu vĩ đại:
83 năm xây dựng và trưởng thành, lấy chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạonhân dân ta giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt quamuôn ngàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại, đó là:
Thứ nhất: Thắnglợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ chế độ thựcdân, nửa phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai: Thắnglợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánhthắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhândân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, gópphần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ ba: Thắnglợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội;xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với thựctiễn Việt Nam.
Với những thắng lợi đó, Việt Nam từmột nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập tự do, pháttriển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thếngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phậnnô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ mộtnền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Những bài học kinh nghiệm củaĐảng Cộng sản Việt Nam:
Một là: Kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là: Pháthuy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thốngnhất, nòng cốt là liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dânvà đội ngũ trí thức.
Ba là: Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và hệ thốngchính trị, xây dựng Nhà nước cách mạng thật sự của dân, do dân, vì dân.
Bốn là: Nêu caochủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh củathời đại.
Năm là: Chútrọng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
3. Mộtsố kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng:
Là Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạngViệt Nam trong suốt 83 năm qua, Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm quý báutrong công tác xây dựng Đảng sau đây:
- Thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn và khôngngừng nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củacông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt phương châm nhiệm vụ pháttriển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội.
- Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không đa nguyên, đa đảng.
- Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức, đổi mới công tác xây dựng Đảng, phát huy dân chủ,thực hiện đúng nguyên tắc, tập trung dân chủ và các nguyên tắc khác, giữ vữngkỷ cương, kỷ luật.
- Chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ,đảng viên có đủ bản lĩnh, chính trị, phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt độngthực tiễn.
- Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựngĐảng.
- Đảng phải tăng cường và nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
- Đảng phải đổi mới và hoàn thiện phương thứclãnh đạo, nhất là phương thức lãnh đạo Nhà nước, bảo đảm nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng.
IV. DƯỚISỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN RA ĐỜI LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN BÌNHDƯƠNG LIÊN TIẾP GIÀNH THẮNG LỢI :
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân BìnhDương rất tự hào về những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà vàotrang sử vàng truyền thống của dân tộc. Hòa trong khí thế sôi nổi của phongtrào cách mạng những năm 1928-1929 và ảnh hưởng của ba tổ chức cộng sản: ĐôngDương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (9/1929) và Đông Dương Cộngsản Liên đoàn (1/1930), ngay từ năm 1930, trên đất Bình Dương có những chi bộCộng sản đầu tiên ở Dĩ An (1/1930), Bình Nhâm (8/1930) ... lần lượt ra đời. Từđó phong trào công nhân Bình Dương có bước phát triển mới. Phát huy truyềnthống hào hùng của cha ông, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã cùng với đồng bào miền Nam và cảnước bước vào các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Bằng trí thông minh,lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhândân trong tỉnh đã lập nên những chiến công vô cùng hiển hách ngay trong sàohuyệt của địch, trên các đường phố, trên đồng ruộng, trong các nhà máy, đồnđiền ... góp phần bổ sung vào lịch sử đấu tranh của dân tộc những trang chóilọi nhất. Những địa danh như: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bông Trang, Đất Cuốc ... gắnliền với những chiến công của quân, dân tỉnh Bình Dương và mãi mãi đi vào lịchsử vẻ vang của dân tộc.
Kế thừa và phát huy những thành quả của tỉnhSông Bé trước đây, qua 16 năm tái lập, Đảng bộ và nhân dân Bình Dương đã đạtđược những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc. Những thành tựu đó đã chứng minh cho sự phát triển, trưởng thành vàtừng bước đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển liên tục và toàn diện.
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứIX, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, tạotiền đề cho những năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Trong bối cảnhnền kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi, tăng trưởng kinh tế chậm lại,lạm phát cao ở hầu hết các quốc gia tác động bất lợi vào nền kinh tế nước ta.Chính phủ đã điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầutư công để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảoan sinh xã hội đã đem lại tác dụng tích cực, nhưng cũng phát sinh nhiều trởngại như: lạm phát cao, lãi suất tăng, thị trường tiền tệ và tỷ giá biến động,ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống.
Trong điều kiện khó khăn đó, tỉnh đã tậptrung chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai thực hiện Kết luận02-KL/BCT của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nhờ đó tìnhhình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, kết quảđạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đềugiữ được mức tăng trưởng ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 12,5%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nôngnghiệp với tỷ trọng tương ứng 62% - 34,2% - 3,8%. GDP bìnhquân đầu người ước đạt 44,2 triệu đồng (kế hoạch là 43 triệu đồng). Những kếtquả đạt được đã khẳng định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh đề ra chonăm 2012 là đúng hướng. Thủ tục hành chính và môi trường thu hút đầu tư tiếptục được cải thiện. Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh an toànthực phẩm và phòng chống dịch được quan tâm chỉ đạo; hoạt động văn hóa, thểthao diễn ra sôi nổi; hoạt động văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến; đảm bảo ansinh xã hội và giải quyết việc làm, đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm.Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững. Điều này thể hiện rõ sựphấn đấu và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, của lực lượng vũ trangvà các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế - xã hội còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Các giải pháphỗ trợ cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn chưa đạt hiệu quả cao. Công tác bảo vệmôi trường còn nhiều hạn chế. Lĩnh vực văn hóa xã hội có những mặt chưa tươngxứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực vẫn chưa đápứng kịp yêu cầu phát triển.
Nhìn lại chặng đường 16 năm qua, Đảng bộ BìnhDương nhận thức sâu sắc hơn nguyên nhân của những thành công và yếu kém, củanhững khó khăn, thách thức đang đặt ratrong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 – 2015), nhận thứcsâu sắc hơn về những đòi hỏi của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra,Đảng bộ Bình Dương quyết tâm xây dựng các cấp bộ Đảng vững mạnh toàn diện cả vềchính trị, tư tưởng, tổ chức nhằm tăng cường đoàn kết, bảo đảm thống nhất ý chívà hành động của toàn Đảng bộ; động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nỗ lựckhắc phục khó khăn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xãhội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong đó chútrọng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vàNghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ Tỉnh, quyết tâm tạo chuyển biến rõ rệtvề công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí, gắn bó mật thiết với nhân dân, cóphương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và nănglực.
Kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng, Đảng bộvà nhân dân Bình Dương tự hào về những thành tựu đã đạt được của cách mạng nướcta nói chung và Bình Dương nói riêng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và HồChủ Tịch kính yêu. Chúng ta vững tin bước sang năm mới 2013 với lòng quyết tâmvà nghị lực lớn của một dân tộc anh hùng, nghìn năm văn hiến, của một Đảng lãnhđạo dày dạn, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân và có sức mạnh vô địch là khốiđại đoàn kết toàn dân.
BANTUYÊN GIÁO TỈNH ỦY