Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ sáng 4/12 cho biết đang điều trị cho trẻ 2 tuổi gặp biến chứng rất nặng sau nhiễm virus Adeno.
Bé Đ.V.T được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ ngày 23/11 với chẩn đoán nhiễm trùng huyết,ếnchứngsaunhiễmvirusAdenokhiếnbétuổiviêmnãoliệtmềmtoànthâđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia croatia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia latvia nhiễm nấm Candidas tiết niệu, di chứng viêm não sau nhiễm virus Adeno (liệt mềm toàn thân), suy hô hấp độ III.
Theo thông tin từ gia đình, trước đó, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh khởi phát với cơn sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng đường hô hấp nổi bật gồm: đi ngoài phân lỏng (9-10 lần/ngày), nôn nhiều (2-3 lần/ngày).
Trẻ được chẩn đoán bị tiêu chảy cấp đồng thời theo dõi tình trạng nhiễm trùng huyết.
Trước khi được chẩn đoán dương tính với virus Adeno, bé T. xuất hiện triệu chứng co giật kín đáo, không rõ cơn giật điển hình hay tím tái. Tuy nhiên khi được chọc dịch não tủy xét nghiệm theo dõi viêm não/màng não, kết quả thu được lại hoàn toàn bình thường, phù hợp với lứa tuổi.
Sau đó vài ngày, bệnh nhi mới có kết quả dương tính, các triệu chứng co giật rõ rệt hơn, các cơn co giật xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài (trong khoảng 10 phút). Sau co giật, trẻ không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên.
Bệnh nhi được điều trị an thần, thở máy kết hợp với kháng sinh liều cao, điều trị tình trạng viêm não, màng não, chống phù não, tăng áp lực nội sọ. Sau một thời gian điều trị, tình trạng của trẻ đã ổn định hơn, tình trạng sốt cao đã được cải thiện.
Tuy nhiên, di chứng của viêm màng não sau nhiễm virus Adeno khiến bé bị liệt mềm toàn thân, cần rất nhiều thời gian để cải thiện.
Hiện tại, trẻ tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với phác đồ bằng an thần thở máy, truyền albumin, truyền máu kết hợp sử dụng các thuốc kháng sinh.
Adeno là một nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng virus Adeno có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng virus phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo BS Dương Thị Hồng Ngọc - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán nhiễm virus Adeno ở mức độ nhẹ với các biểu hiện như: sốt cao, ho ít hoặc kèm theo một số biểu hiện của đường hô hấp trên, gia đình hoàn toàn có thể theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã từng tiếp xúc với người nhiễm virus Adeno được khẳng định trước đó, hoặc có xuất hiện một số biểu hiện nặng gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Các triệu chứng cần lưu ý như: sốt cao nhiều ngày không đáp ứng với thuốc hạ sốt; bị viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc có vấn đề về thị lực; bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, mệt mỏi, đi tiểu ít,…
Hồi đầu tháng 10, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết năm nay tỷ lệ trẻ mắc virus Adeno nặng tăng cao so với những năm trước, nguyên nhân chưa được xác định rõ. Tổng số ca bệnh viện tiếp nhận từ đầu năm đến đầu tháng 10 là hơn 3.100 trẻ, 9 bé tử vong.
Các bác sĩ nhận định có thể sau Covid-19, trẻ đến trường, giao lưu xã hội nhiều khiến tỷ lệ mắc virus Adeno cao hơn. Ngoài ra, các bé cũng đồng nhiễm một số vi khuẩn khác, hệ miễn miễn dịch suy giảm khiến mức độ nặng tăng cao.
Nhiễm viurs Adeno rồi có thể mắc lại không? Người lớn có nhiễm bệnh không?Có. Virus Adeno có nhiều tuýp khác nhau gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Không có miễn dịch chéo giữa các tuýp nên có thể nhiễm nhiều lần. Virus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, trong đó các đối tượng trẻ em, người lớn tuổi, mắc bệnh mạn tính thường có nguy cơ cao hơn.
(TS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương)