Tôi thuê 1 người giúp việc trông trẻ. Theứcđóngbảohiểmchongườigiúpviệkq swanseao nội dung tại Nghị định 28/2020 của chính phủ, tôi phải đóng BHXH và BHYT cho người giúp việc. Cho tôi mức đóng là bao nhiêu đối với từng loại bảo hiểm (%), cách tính như thế nào (tính trên lương cơ bản hay lương tối thiểu vùng) và nơi tôi có thể đóng?
Luật sư trả lời:
Cùng với nhu cầu dịch vụ thuê giúp việc tăng cao, quy định về đóng BHXH và BHYT cho người giúp việc cũng đang được quan tâm hiện nay.Bộ luật lao động 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP.
Mức đóng bảo hiểm cho người giúp việc |
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
1. Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.
Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định trên người sử dụng lao động là giúp việc gia đình chi trả trực tiếp vào lương cho người giúp việc 1 khoản tiền tương đương mức đóng BHXH trên mức lương thoả thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định
Về mức đóng bảo hiểm:
Căn cứ theo Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH bắt buộc bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Đối với mức đóng BHYT, căn cứ Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Qđ 505/QĐ – BHXH năm 2020 quy định, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
Như vậy, bạn cần phải đóng các loại BHXH và BHYT cho người giúp việc với mức đóng nêu trên.
Nếu bạn không trích 1 khoản tiền đóng BHXH cho người lao động giúp việc gia đình thì có thể bị xử phạt theo Nghị Định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 29. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình khi vi phạm điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Em sắp sinh con nhưng phòng nhân sự bảo do chưa có sổ bảo hiểm, chưa chốt sổ làm thủ tục hưởng chế độ thai sản được.