Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động phát triển mạng lưới chuyển giao công nghệ và tri thức giữa các trường Đại học tại Việt Nam,úcđẩychuyểngiaocôngnghệvàtrithứcViệtNam–ChâuÂkèo nhà cái góc Châu Âu với các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ.
GS.TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa HN phát biểu tại tọa đàm
Chuyển giao công nghệ và tri thức đang là xu thế tất yếu mà các trường Đại học tại Việt Nam rất quan tâm. Với sự hỗ trợ đào tạo và chia sẻ tri thức của 3 trường Đại Học tại Châu Âu là ĐH Tự do Brussel - Bỉ, ĐHKT Dresden – Đức, ĐH Aveiro – Bồ Đào Nha, 3 trường ĐH tại 3 vùng miền là ĐH Bách khoa HN, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ đã có thêm nhiều kiến thức và dự định chiến lược trong mô hình TTO – Văn Phòng chuyển giao công nghệ tại trường mình.
Là các trường thành viên của dự án VETEC, các trường cũng đã và đang mở rộng thêm mạng lưới các đối tác và cơ quan chính phủ quan tâm trong lĩnh vực này.
GS. TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường rất quan tâm đến mô hình chuyển giao công nghệ tại trường và cần sự hỗ trợ để phát triển chiến lược chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả. Với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự chia sẻ kinh nghiệm của các trường Đại học Châu Âu, nhà trường đã có thêm nhiều bài học quý giá để định hướng con đường chiến lược cho các hoạt động chuyển giao công nghệ của trường.
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, ông Trần Vũ Tuấn Phan, quyền Giám đốc Trung tâm dịch vụ Khoa học Công nghệ, Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cũng đã chia sẻ thông tin về một số chương trình của Bộ Khoa học và Công nghệ về chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo – đặc biệt là Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học - công nghệ trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg của Chính Phủ.
Bên cạnh đó, kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà trường trong chuyển giao công nghệ, những thay đổi về văn hóa và thách thức trong đổi mới sáng tạo tại trường học và doanh nghiệp cũng là chủ đề mà buổi tọa đàm đưa ra để thảo luận.
Dự án VETEC được thực hiện trong 3 năm (9/2016 - 10/2019). Với các thế mạnh trong nghiên cứu và sáng tạo của các đối tác ở Việt Nam, với việc được cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm về năng lực chuyển giao công nghệ, tri thức từ các chuyên gia châu Âu, các trường thành viên được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển tích cực. Các kết quả của Dự án sẽ được ứng dụng rộng rãi , sử dụng trong việc phát triển các chương trình đào tạo trong chuyển giao công nghệ và tri thức. Mục tiêu của Dự án VETEC nhằm thiết kế, xây dựng các mô hình đào tạo cho các đối tượng từ cán bộ đến nhà lãnh đạo nhằm hỗ trợ các đối tác tại Việt Nam, các thành viên liên quan nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ, tri thức, mở rộng các cơ hội tiếp cận với các đối tác doanh nghiệp. |
Trường Giang
- Cho rằng chất lượng không khí trong nhà hiện tại không được đảm bảo, Lập cùng với 4 người bạn của mình đã nghiên cứu và thiết kế ra hệ thống “cây tảo” nhằm giúp cải thiện chất lượng không khí.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)