Ra đời từ năm 2003 nhưng mạng ADSL trước sự phát triển của mạng cáp quang FTTH đã giảm hơn 26 lần thuê bao trong 4 năm qua. Có lẽ đến lúc mạng ADSL bị xoá sổ,ămthuêbaoADSLgiảmhơnlầnđứngtrướcnguycơxoásổkết quả của la liga giống như mạng dial-up vào năm 2012. |
Viettel "phả hơi nóng vào gáy" ngôi vị số 1 băng rộng cố định của VNPT
Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, tổng doanh thu viễn thông đạt 469,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18,67% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 134 nghìn tỷ đồng (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018), chiếm 28,53% doanh thu toàn ngành.
Đối với số lượng thuê bao băng rộng cố định, Việt Nam có khoảng 13,58 triệu thuê bao, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, với số lượng thuê bao băng rộng cố định, VNPT đang đứng ở vị trí số 1 với khoảng 5,7 triệu thuê bao, tăng 6% so với năm 2018, sau đó là Viettel với 5,69 triệu thuê bao, tăng 18% so với năm 2018). Đứng ở vị trí thứ 3 là FPT với 2,3 triệu thuê bao, tăng 20% so với năm 2018.
Như vậy, sau nhiều năm đứng vững ở vị trí số 1 về số lượng thuê bao băng rộng cố định, VNPT đang bị Viettel "phả hơi nóng vào gáy" khi khoảng cách chỉ còn 10.000 thuê bao.
Kể từ ra VNPT ra mắt gói cước MegaVNN vào năm 2003, nhà mạng này liên tục chiếm thị phần quá bán về băng rộng cố định, như thời điểm năm 2010, VNPT từng chiếm đến 71,32% thị phần ADSL và 57,6% thị phần FTTH.
Trong cuốn "Fox tự hào có anh", ông Trương Đình Anh, cựu CEO FPT đã kể về những khó khăn của FPT Telecom khi VNPT ra mắt dịch vụ ADSL MegaVNN năm 2003: "Dịch vụ ADSL MegaVNN ra đời đã tạo ra cơn sóng thần cấp 12 trên thị trường Internet. Cơn sóng thần này có thể quét sạch mọi thành quả mà chúng tôi đã có và tự hào trong quá khứ. MegaVNN đã chinh phục hàng chục ngàn khách hàng dialup của chúng tôi bằng mức cước rẻ và tốc độ trong mơ".
(责任编辑:Cúp C2)