Lo từ việc quản lý mỗi nơi mỗi kiểu
Tâm điểm nỗi lo này của game thủ,ủvừachơigamevừgiải hạng 1 nga 2 chính là việc ngày 23/08, Sở TT&TT TP.HCM đã có công văn gửi các các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) tại TP.HCM. Theo đó, nhằm ngăn chặn những thông tin kích động bạo lực trong game Đột Kích, Sở TT&TT TP.HCM đã yêu cầu các ISP triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn và loại bỏ các thông tin số có nội dung vi phạm pháp luật trong trò chơi trực tuyến này, trên hệ thống mạng doanh nghiệp tại khu vực TP.HCM. Và từ 1/9 trở đi, Đột Kích đã chính thức bị chặn tại TP.HCM khiến cho rất nhiều game thủ đang chơi game này “mất trắng” công sức chơi game từ trước đến nay.
Nhiều game thủ lo lắng và thắc mắc, tại sao một game Bộ TT&TT đã cấp phép, mà một cơ quan chức năng khác có quyền thấp hơn là Sở TT&TT lại yêu cầu “chặn” tại địa phương do mình quản lý. Liệu đó có phải là một điều hợp lý trong chức năng quản lý nhà nước? Khi ý kiến này được độc giả thắc mắc trong chương trình Đối thoại trực tuyến trên VTC2 vào sáng 29/08, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, đây chỉ là biện pháp tình thế ở các địa phương trong tình hình game online đang là vấn đề nóng xã hội. Còn đại diện của Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, đó là một biện pháp hành chính giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng vì thế Bộ không dùng một biện pháp hành chính khác để can thiệp, việc này doanh nghiệp phải tự ngồi lại với cơ quan chức năng để giải quyết.
Việc ngồi lại này có lẽ rất khó, bởi ai cũng biết doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó mà phân trần lý lẽ của mình với cơ quan chức năng trong khi game online đang trở thành một vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Và thế là VTC Game phải chấp nhận nhìn game của mình bị chặn tại TP.HCM, chấp nhận thất thu, còn game thủ thì lâm vào tình trạng lo lắng vì một giải pháp được xem là tình thế ở địa phương.