VN-Index tăng lên mức cao nhất gần 2 tháng. Ảnh: Nam Khánh. |
Sau phiên bùng nổ theo đà (FTD) hôm qua,ứngkhoáncaonhấttháeuropa conference league là gì thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần với tâm lý hào hứng.
Ngay từ sớm, dòng tiền mua vào đã chiếm ưu thế và giằng co gay gắt với nguồn cung. Chỉ số trồi sụt liên tục nhưng duy trì được sắc xanh. Tuy nhiên, bước sang phiên chiều, thị trường có phần hạ nhiệt và hạ dần độ cao.
Kết phiên, VN-Index tăng 2,61 điểm (+0,21%) lên 1.270,14 điểm. Trong khi đó trên sàn Hà Nội, cả 2 chỉ số chính là HNX-Index và UPCoM-Index đều quay đầu giảm lần lượt là 0,67 điểm (-0,29%) xuống 228,93 điểm và 0,15 điểm (-0,16%) xuống 92,81 điểm.
Không khí cởi mở giúp thanh khoản trên cả 3 sàn vẫn duy trì ở mức tốt, đạt gần 20.000 tỷ đồng.
Sắc xanh vẫn chiếm sóng, song số lượng mã điều chỉnh cũng tăng mạnh so với phiên hôm qua. Toàn thị trường ghi nhận 443 mã tăng (gồm 37 mã tăng trần), 802 mã giữ tham chiếu và 357 mã giảm (gồm 17 mã giảm sàn).
Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 13 mã tăng và 17 mã giảm. Chỉ số đại diện rổ giảm không đáng kể và vẫn giữ mốc 1.337 điểm.
Dòng tiền có dấu hiệu suy yếu vào cuối phiên. Ảnh: TradingView. |
Phiên hôm nay, động lực bảo vệ chỉ số chủ yếu đến từ các mã như VIC (+2,5%), BID (+1,3%), GVR (+2,2%), DGC (+4,7%), FPT (+0,7%), LPB (+1,6%), SSI (+2,5%), VCB (+0,2%), GAS (+0,4%) và LGC (+4,4%).
Trái lại, nhiều bluechip tăng mạnh trong phiên hôm qua nay quay đầu và gây áp lực tiêu cực lên VN-Index, điển hình như HPG (-0,9%), VPB (-0,8%), MBB (-0,8%), CTG (-0,4%), BCM (-1%), SHB (-1,4%), TPB (-1,2%), VND (-2,2%), MSN (-0,4%) và VNM (-0,3%).
Tình trạng phân hóa bắt đầu quay lại bảng điện tử. Trong đó, chỉ một số nhóm ngành như công nghệ, viễn thông có diễn biến đồng thuận đi lên như FPT (+0,7%), CMG (+1,6%), CTR (+1,3%), YEG (+1,5%), VGI (+1,4%), FOX (+1,5%), MFS (+4,5%).
Nhóm hóa chất cũng có diễn biến tương tự với DGC (+4,7%), CSV (tăng trần), DCM (+0,4%), BFC (+0,6%), DPM (+0,5%), LAS (+1,9%), DDV (+3,9%).
Khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ 2 với việc giải ngân gần 300 tỷ đồng, chủ yếu rót vào các cổ phiếu trụ như SSI (+156 tỷ đồng), HPG (+141 tỷ đồng), MSN (+90 tỷ đồng).
Ngược lại, tiền ngoại tiếp tục lui khỏi FPT (-103 tỷ đồng), MWG (-90 tỷ đồng).
Bà Bùi Hải Huyền trở lại ghế Tổng giám đốc FLCTập đoàn FLC vừa bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuân trở thành Chủ tịch HĐQT trong khi bà Bùi Hải Huyền quay lại làm Tổng giám đốc sau gần 2 năm rời ghế. 标签: 责任编辑:Ngoại Hạng Anh |