Thông tin từ Cục An toàn thông tin cho hay,ỹlậpđơnvịbảovệcôngtrìnhtrọngyếutrướccáccuộctấncôngmạngViệtNamthìu20 pháp vs ngày 14/02/2018, Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) cho biết sẽ thiết lập một đơn vị mới có tên là CESER (Cybersecurity, Energy Security, and Emergency Response). CESER hỗ trợ việc bảo vệ lưới điện quốc gia và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trước những cuộc tấn công mạng và thiên tai.
Cục An toàn thông tin cho hay, tại Hội thảo an toàn thông tin Munich 2018 diễn ra từ ngày 16/02/2018 đến ngày 18/02/2018, Siemens cùng với một số công ty đa quốc gia khác như IBM, Airbus… đã đưa ra một bản điều lệ có tên là Trust. Một trong các mục tiêu cơ bản của bản điều lệ Trust là bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới trước các cuộc tấn công mạng.
Trước đó, đại diện CMC InfoSec cho hay, trong một cuộc chiến tranh mạng diện rộng giữa 2 nước, các mục tiêu hàng đầu sẽ là: hệ thống thông tin liên lạc (truyền hình, đài phát thanh…), hệ thống năng lượng (thủy điện, nhiệt điện…), hệ thống giao thông (hệ thống đèn giao thông, giao thông công cộng…)… Đại diện Viettel cũng cho hay, đối với một cuộc tấn công lớn tầm cỡ quy mô quốc gia, những lĩnh vực trọng yếu như viễn thông, giao thông, điện lực... có thể sẽ là tầm ngắm đầu tiên của hacker.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tuy tại Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc hacker tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống mạng ngành điện lực như tại một số quốc gia trên thế giới như Israel, Ucraina, Mỹ… từ nhiều năm nay. Đối với Việt Nam, đến nay chưa có trường hợp nào hacker tấn công làm tê liệt máy tính điều khiển dẫn tới sập lưới điện như các vụ việc nêu trên tại nước ngoài, chỉ có các vụ việc tấn công ở mức độ nhẹ nhắm vào website của công ty điện lực thành viên. Ví dụ năm 2013, website của Điện lực Đà Nẵng đã bị hacker tấn công để phát tán hàng nghìn truyện sex.