Người quen của tôi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2B. Tôi rất lo lắng và đã tìm hiểu về tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Tôi 23 tuổi,ĐãquanhệtìnhdụccótiêmvắcxinHPVphòngungthưcổtửcungkhôketquabongda anh hom nay đã quan hệ tình dục có tiêm phòng vắc xin này được không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Mỹ Hằng - 23 tuổi, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Công Định, Giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cơ sở 2, tư vấn:
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 4.000 ca mắc. So với các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được chỉ ra là do virus gây u nhú ở người - Human Papilloma Virus (HPV). Trong khi đó, 80% phụ nữ nhiễm HPV một lần trong đời. Virus HPV gồm hơn 100 chủng, phân ra loại nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Các chủng HPV nguy cơ thấp gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điển hình là hai chủng 6 và 11 gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Các chủng HPV nguy cơ cao có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư, trong đó HPV chủng 16 và 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nhiễm HPV chủng 16 và 18 có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 35 lần người không nhiễm HPV.
Vắc xin tiêm cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi, cả trẻ cả hai giới. Tiêm phòng vắc xin này để phòng trẻ gái có nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, trực tràng, ung thư vòm họng. Ở bé trai ngừa ung thư dương vật, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn.
Ngoài ra, người dưới 26 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV. Nếu bạn đã quan hệ tình dục hoặc xét nghiệm HPV dương tính vẫn có thểm tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin HPV không chỉ phòng một loại virus mà vắc xin có thể phòng nhiều chủng khác nhau. Hiện có hai loại vắc xin phòng 4 chủng và 9 chủng của virus HPV. Nếu bạn tiêm phòng vắc xin, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các type khác. Từ 26-45 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo có thể cân nhắc giữa lợi ích tiêm và không tiêm.
Ung thư cổ tử cung hiện nay có thể sàng lọc bằng tìm tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV. Nếu trước đây nhiễm HPV chúng ta chỉ theo dõi và virus tự đào thải. Hiện nay, người nhiễm HPV có thể sử dụng thuốc đào thải virus, nhanh chóng phục hồi các sang thương do virus này gây ra. Nếu bạn đã quan hệ tình dục, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung sau 3 năm kể từ lần quan hệ đầu tiên.
(责任编辑:La liga)