Chị Nguyễn Thị Thúy (40 tuổi,ẻmắchộichứngTICdochơigamevàxemđiệnthoạinhiềbóng đá quốc tế sống ở TP.HCM) phát hiện con trai 7 tuổi có nhiều biểu hiện bất ổn sau thời gian học trực tuyến do ảnh hưởng Covid-19. Cậu bé thường nháy mắt, lắc đầu, chun mũi một cách vô thức. Tình trạng kéo dài, dù thể chất không ảnh hưởng nhưng chị Thủy quyết định đưa con đi khám.
“Lúc đó mình mới biết con bị loạn thị và mắc hội chứng Tic, dạng rối loạn vận động liên quan đến sử dụng máy tính, điện thoại nhiều. Bác sĩ tư vấn mình thay đổi phương pháp tiếp cận máy tính, giãn thời gian xem cho con”, chị nói.
Sau 2 tháng “kiêng” máy tính, cậu bé đã cải thiện. Tuy nhiên, theo chị Thúy, khi nào xem điện thoại, máy tính nhiều hơn hay mất tập trung, các dấu hiệu lại xuất hiện.
Đây không phải trường hợp cá biệt mắc hội chứng này. Mới đây, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, một bé trai 10 tuổi được bà ngoại đưa đến khám vì nghi ngờ trẻ bị động kinh. Em thường nheo mắt, lắc đầu, há miệng, giật cơ liên tục không kiểm soát được…
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, trẻ vẫn tỉnh táo, tiếp xúc bình thường. Người bà cho biết, ở nhà, em thường sử dụng điện thoại, máy tính bảng chơi game và xem ti vi rất nhiều, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội. Theo bác sĩ Lý Hiển Khánh, Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cậu bé mắc hội chứng Tic.
Bác sĩ Khánh cho biết, trước đây, khoảng 2 ngày mới có 1 trẻ đến khám vì Tic ở phòng khám Nhiễm Thần kinh của bệnh viện. Còn thời gian này, trung bình có khoảng 5-6 trẻ khám/ngày.
Có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi trên, tuy nhiên rõ rệt nhất là do trẻ chơi game, chơi điện thoại, tiếp cận máy tính nhiều. Một số phụ huynh lo sợ con bị động kinh. Tuy nhiên bác sĩ cho rằng, nếu gặp cơn động kinh bị co giật, gồng tay chân, trẻ bị mất ý thức, nếu cần thiết sẽ đo điện não để chẩn đoán phân biệt.
Trong khi đó, trẻ mắc hội chứng Tic vẫn có thể tiếp xúc, học tập hoàn toàn bình thường, trẻ vẫn thông minh, lanh lợi.
“Điều lo lắng là trẻ mắc tật này thường có hành động như lắc đầu, giật vai, tay chân liên tục không kiểm soát được nên dễ bị kỳ thị, khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến học tập. Do đó, để phòng ngừa, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hạn chế trẻ sử dụng các loại màn hình tivi, điện thoại, máy tính. Nếu cần thiết, trẻ sẽ được sử dụng thuốc mức độ nhẹ. Lưu ý là hội chứng này dễ tái phát”, bác sĩ Khánh nói.
Theo các bác sĩ, rối loạn Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện các biểu hiện bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Đây là rối loạn thường xuất hiện trước 18 tuổi, trong đó tuổi khởi phát trung bình từ 4 đến 6 tuổi với mức độ nghiêm trọng giảm dần ở tuổi vị thành niên, đa số giảm nhẹ khi trưởng thành.
Rối loạn Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, thường được chia làm hai nhóm.
Tic vận động đơn giản bao gồm chớp mắt, nhăn mũi, nhún vai, giât đầu, cổ… Tic âm thanh đơn giản bao gồm ho, hắng giọng, khịt mũi, lầm bầm,… thường gây ra bởi sự co cơ hoành hoặc cơ hầu họng.
Tic phức tạp kéo dài lâu hơn và gồm nhiều nhóm cơ, vận động (nhại động tác của người khác, vuốt tóc, đá chân, nhảy…) hoặc về âm thanh (nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, la hét,…).