Chiều 3/1,ôisốngtrẻsinhnonngườinướcngoàichỉnặlịch thi đấu brentford theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sản phụ là chị Bùi N.D.J, người Canada gốc Việt, từng nhiều lần sảy thai do bệnh lý tiền sản giật. Ở lần mang thai thứ 5, đến tuần thứ 12, chị từ Canada trở về Việt Nam để điều trị tăng huyết áp và theo dõi tại hai bệnh viện.
Khi thai sang tuần thứ 22, chị đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong tình trạng phù nặng, tiền sản giật. Bác sĩ nhận định khả năng sống của em bé rất thấp, trẻ rất chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng, suy thai mạn tính.
"Chúng tôi biết là việc giữ em bé là rất khó nhưng vẫn cố gắng”, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ. Theo ông, khả năng sống của em bé tăng lên 3% mỗi ngày trong bụng mẹ.
Với trường hợp tiền sản giật ngay từ khi có bầu như người phụ nữ này, các bác sĩ xác định chiến lược điều trị phải ưu tiên tính mạng, sự an toàn của mẹ, không để xảy ra biến chứng như co giật, rau bong non, biến chứng gan… Thai phụ được theo dõi thai chặt chẽ bằng mọi trang thiết bị hiện đại. Với em bé, ưu tiên lớn nhất là chọn thời điểm lấy thai.
"Chúng tôi ‘mơ’ giữ được em bé qua 28, 29 tuần thai", PGS Cường cho hay. Tuy nhiên, khi thai đến 25 tuần 6 ngày, hình ảnh siêu âm cho thấy bé có nguy cơ cao mắc viêm ruột hoại tử, dễ nhiễm trùng. Người mẹ tiền sản giật nặng, phù, bụng đầy nước, huyết áp rất cao. Nguy cơ đe doạ tính mạng mẹ và bé quá lớn, bác sĩ chỉ định mổ lấy thai ngay.
Đón bé trai chỉ nặng 500 gram chào đời, các bác sĩ ngay lập tức đặt nội khí quản, bơm surfactant và chuyển xuống Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh để thở máy. Bé bị hạ huyết áp nặng, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng… Nhiều biện pháp như dinh dưỡng, massage, bơm surfactant sớm… được triển khai.
“Ngay ngày đầu tiên bé chào đời, điều dưỡng của trung tâm đều đặn cứ 1,5 tiếng lại cho bé ăn một bữa 5 giọt sữa (nửa ml). Đến ngày thứ 12, lượng sữa tăng lên 9-10ml/bữa, trẻ bắt đầu nuôi được bằng đường tiêu hóa”, TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ.
Em bé sơ sinh non tháng cũng phải trải qua chuỗi ngày dài sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp bởi ngày thứ 40, bé bị viêm phổi bệnh viện. Tổng cộng, bé phải thở máy 41 ngày, thở CPAP 15 ngày và thở oxy 20 ngày.
Ngày 3/1, em bé 97 ngày tuổi (tương đương tuổi thai trong tử cung là 38 tuần) đã nặng 2 kg, bé biết cười tự phát, khi massage thể hiện sự dễ chịu, có thể tự thở khí trời. Đón con từ tay bác sĩ, người mẹ này không giấu được niềm vui và hạnh phúc. "Tôi không biết nói gì hơn ngoài sự biết ơn", chị xúc động. Hôm nay, em bé được xuất viện, trở về nhà để nuôi dưỡng.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương từng theo dõi, điều trị, nuôi dưỡng thành công nhiều trường hợp sơ sinh non tháng chào đời ở tuần thai thứ 25-27, chỉ nặng 500-600 gram. PGS.TS Trần Danh Cường đánh giá đây là trường hợp có tiền sử đặc biệt, khó khăn nhất trong các ca sơ sinh, non tháng bệnh viện từng điều trị, là thành tựu lớn của y học đặc biệt về sản bệnh và sơ sinh.
Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng dưới 500 gram thường có tiền sử sản khoa nặng nề, phần lớn các bé thường có tuần thai thấp, tình trạng chậm phát triển trong tử cung nặng. Các bé được cứu sống thường có di chứng nặng về thần kinh, bệnh phổi mạn tính…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
'Vua bánh mì' tập 78: Ông Tài cay đắng khi bị Gia Bảo dày vò
VĐV đấu kiếm Việt Nam dương tính Covid
Kỷ lục của huyền thoại Michael Phelps bị phá vỡ ở Olympic Tokyo
Kỳ lạ: Nơi còn lưu giữ hủ tục mai táng người chết kéo dài vài tháng trời
Tiếng khóc xé lòng của bé trai hơn 1 tuổi mồ côi cha, mẹ vướng bận em nhỏ
Ghép đôi thần tốc tập 47: Hai cô gái đổi ý ở phút cuối khiến đối phương hụt hẫng
Xử ông Đinh La Thăng: Kiến nghị làm rõ thêm những 'vùng tối'
Quy định về dạy thêm gây băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát
Ly hôn 2 năm, chồng cũ đến gặp xin tôi nhận 1 tỷ
Lại Bắc Hải Đăng vượt qua 'cái bóng khổng lồ' của MC Lại Văn Sâm như thế nào?
Đột phá trong kế hoạch nâng cấp mạng lưới viễn thông của MobiFone